Đài phát thanh là “cầu nối” đưa các chủ trương, đường lỗi của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước đến mọi tầng lớp nhân dân; đồng thời phản ánh kịp thời, chính xác các thông tin trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội.

Ngày nay, trước sự phát triển mạnh mẽ của các kênh thông tin đại chúng, đài phát thanh vẫn giữ vị trí quan trọng trong đời sống xã hội bởi những lợi thế và tính thiết thực mà không có kênh thông tin nào thay thế được.

1. Đài phát thanh là gì?

Đài phát thanh là một bộ phận quan trọng cấu thành hệ thống truyền thông của một quốc gia. Cơ quan này có thể thuộc sở hữu tư nhân hoặc của nhà nước.

Các chương trình phát thanh thường là chương trình thời sự, tin tức, chuyên mục, chương trình giải trí (âm nhạc, đọc truyện, trò chơi phát thanh…), thông tin quảng cáo…

Thông tin được truyền đi bằng sóng vô tuyến từ các cột hoặc trạm phát sóng để đến được các thiết bị thu âm như đài Radio hoặc điện thoại di động.

Ngày nay, tín hiệu vô tuyến cũng được truyền qua đường cáp quang hoặc vệ tinh để đến được những vùng xa xôi. Các chương trình phát thanh cũng được cung cấp trực tuyến trên Internet và có thêm kênh truyền thanh có hình.

2. Quảng cáo trên Đài phát thanh

2.1 Quảng cáo trên Radio

Quảng cáo trên Radio là hình thức quảng cáo sử dụng kịch bản để nhắc đến cac loại hình sản phẩm, dịch cụ qua giọng đọc hay, các hiệu ứng âm thanh phù hợp hoặc một tiểu phẩm, cũng có thể là một trích đoạn ngắn từ một bài hát, một vở cải lương quen thuộc.

Điều này giúp thính giả nghe đài hình dung được hình ảnh nhãn hàng cùng chức năng quan trọng của sản phẩm, dịch vụ mà nhãn hàng đem đến cho người tiêu dùng.

2.2 Hiệu quả quảng cáo trên Radio

Sự lên ngôi của smart phone và công nghiệp ô tô được coi là cứu cánh của ngành phát thanh với việc tích hợp chức năng nghe radio trong các phương tiện này.

Bên cạnh đó, nghe radio cũng đang được các nhà đài lớn như VOH, VOV, Joy FM chú tâm phát triển đón đầu xu hướng thích nghe tin tức, nghe đọc truyện hơn là đọc bằng mắt khi vào Internet.

Các nhà đài tổ chức nhiều chương trình âm nhạc hấp dẫn, cung cấp thông tin, kiến thức mới… nên vẫn chiếm được thiện cảm của người nghe.

Nếu so với tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân của các kênh truyền thông năm 2008 là 18,2% thì với tốc độ tăng trưởng trên gấp ba lần, radio được TNS Media đánh giá là một trong hai kênh quảng cáo tiềm năng nhất cùng với Internet.

Theo TNS Media, dù hiện nay radio chí chiếm 0,6% ngân sách chi tiêu quảng cáo nhưng triển vọng của kênh truyền thông radio là rất tươi sáng và có 288 trạm phát thanh địa phương và 36% thính giả nghe radio thường xuyên ở sáu thành phố lớn.

2.3 Các hình thức quảng cáo trên Radio

Xếp theo cấp độ từ nhỏ đến lớn, các loại hình quảng cáo trên Radio bao gồm: Live Mention, Radio Ads, Radio Trailer, chuyên mục và chương trình có tài trợ.

Tùy theo mỗi gói truyền thông, khách hàng có thể chọn một hoặc nhiều loại hình quảng cáo khác nhau để giới thiệu sản phẩm của mình đến công chúng.

Live Mention (Đề cập trực tiếp) có thể hiểu là một tình huống đối thoại nhỏ với thời lượng 60s (180 kí tự) hoặc 120s (360 kí tự) giữa các phát thanh viên, trong đó có đề cập đến sản phẩm. Đoạn đối thoại này nằm ngay trong chương trình, không đi kèm các hiệu ứng âm thanh khác, giới thiệu một cách tự nhiên, ngắn gọn nhất cho đối tượng truyền thông.

Radio Ads và Radio Trailer là những tổ hợp âm thanh cố định, bao gồm tiếng nói, âm nhạc, tiếng động… được xây dựng dựa trên một kịch bản có sẵn nhằm quảng bá hoặc giới thiệu về một sản phẩm mới.

Chuyên mục hoặc chương trình có tài trợ là khoảng thời lượng trên sóng phát thanh được các doanh nghiệp, đối tác mua lại nhằm mục đích quảng bá tên tuổi, sản phẩm và các mục đích truyền thông khác.

Có thể dễ dàng nhận ra một chuyên mục hoặc chương trình có tài trợ bằng sự xuất hiện của tên đối tác ngay trong đoạn nhạc hiệu hoặc phần giới thiệu mào đầu, chào kết của các phát thanh viên.

Quảng cáo trên radio

2.4 Quy trình quảng cáo trên Radio

• Tiếp nhận thông tin quảng cáo.

• Nghiên cứu và tư vấn, lên kế hoạch quảng cáo cụ thể cho khách hàng.

• Tiến hành ký kết hợp đồng.

• Xây dựng kịch bản quảng cáo.

• Sản xuất quảng cáo.

• Gửi duyệt quảng cáo lên đài phát thanh.

• Báo cáo nghiệm thu cho khách hàng khi quảng cáo được phát sóng thành công.

• Mức giá tốt đi kèm chất lượng dịch vụ cho khách hàng.

2.5 Quảng cáo trên Đài phát thanh – Truyền hình Hà Nội

Các kênh phát sóng:

Kênh Phát thanh tổng hợp: phát trên sóng FM tần số 90 MHz (còn được gọi là kênh Hà Nội FM), phát sóng từ 5h-23h. Từ ngày 1/1/2019, Đài phát thêm chương trình giao thông đô thị và tiếp sóng chương trình FM 95.6 MHz của Đài Tiếng nói Nhân dân TP.HCM (VOH).

Kênh Giải trí tổng hợp: phát trên sóng FM tần số 96 MHz, phát sóng 18/24h (5-23h). Ngoài ra, kênh dành phần lớn thời lượng tiếp sóng là kênh FM 99.9 MHz của Đài Tiếng nói Nhân dân TP.HCM (VOH).

Kênh Phát thanh chuyên biệt về Sức khỏe Joy FM (liên kết với Công ty Cổ phần STV Media): kênh được phát sóng trên cùng tần số 98.9 MHz. Ngoài ra, kênh Joy FM cũng được phát sóng trên hạ tầng DVB – T2 của DTV.CO (Công ty CP Truyền hình số miền Bắc).

Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội hiện đang phát sóng 3 kênh phát thanh: FM 90 MHz, FM 96 MHz, Joy FM.

Cả 3 kênh đều được phủ sóng tại khu vực Hà Nội và các tỉnh thành lân cận như Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hải Dương…

Riêng kênh Joy FM còn được phủ sóng tại TP.HCM và các tỉnh Đông Nam Bộ trên sóng FM tần số 101.7 MHz. Ngoài ra còn được phát thanh trực tuyến tại trang web của Đài tại địa chỉ hanoitv.vn và ứng dụng HanoiClix trên các thiết bị di động.

2.6 Quảng cáo trên Loa phát thanh địa phương

Loa phát thanh địa phương là kênh truyền thông gần gũi đối với người dân. Thường được dùng để khuếch đại âm thanh tại những nơi công cộng, khu dân cư tập trung như trung tâm quận, huyện, phường xã, thôn, ấp…

Nhằm phục vụ cho việc tuyên truyền và phổ biến thông tin của chính quyền địa phương đến công chúng.

Tại Việt Nam, hệ thống loa phát thanh đã được nhà đầu tư, lắp đặt khá đồng bộ với hơn 620 Đài Phát thanh Quận – Huyện và 7630 Trạm phát thanh xã – phường (Chương trình tự sản xuất và phát sóng thêm bản tin riêng của Đài, thời lượng từ 15 – 30 phút/ ngày).

Hệ thống truyền thông cơ sở, phục vụ tuyên truyền và phổ biến thông tin của chính quyền địa phương như: Lịch cắt điện, phổ biến chính sách, lịch sản xuất… Mỗi xã/phường đều có hệ thống loa truyền thanh đến từng thôn xóm và hầu hết mọi người đều nghe được.

Quảng cáo trên đài phát thanh

Quảng cáo trên đài phát thanh

3. Lợi ích của việc quảng cáo trên Đài phát thanh

• Giọng đọc quảng cáo thường là các phát thanh viên, diễn viên đã thân thuộc với thính giả, nhận được sự yêu mến và tin tưởng.

• Có thể nghe quảng cáo trong lúc đang làm việc, đang đi đường, nghỉ ngơi và hầu như trong mọi công việc.

• Quảng cáo bằng âm thanh với thông điệp ngắn gọn, ấn tượng, dễ thuộc, dễ nhớ.

• Dễ thay đổi và cập nhật nội dung quảng cáo thường xuyên (đối với dạng quảng cáo phát trực tiếp).

• Dễ dàng kết hợp với các hình thức truyền thông, quảng cáo khác (báo giấy, báo mạng, quảng cáo xe bus, taxi…).

• Có lượng thính giả nghe đài ổn định.

• Phân khúc đối tượng thính giả nghe đài theo khung giờ, chương trình phát sóng.

4. Đơn vị Agency cung cấp các hình thức quảng cáo trên Đài phát thanh – BRANDCOM

Để lập ra kế hoạch quảng cáo trên Đài phất thanh hiệu quả, các công ty, doanh nghiệp cần lựa chọn đơn vị Agency giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực truyền thông.

Nhằm tạo niềm tin cho khách hàng, công ty Cổ phần Truyền thông Thương hiệu Việt Nam (BRANDCOM) đã và đang trau dồi khả năng tư duy sáng tạo, luôn mang nguồn năng lượng tươi mới giúp cho các sản phẩm truyền thông của khách hàng đạt hiệu quả cao nhất và dễ dàng tiếp cận với người tiêu dùng.

Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG THƯƠNG HIỆU VIỆT NAM
? VPGD: Tầng 15, Tòa Nhà HL Tower, Số 82 Duy Tân, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
? Phone: 039.272.6666
☎️ Tel: 024.6689.7777
?E-Mail: info@brandcom.vn
?Văn Phòng HCM: Tầng 12 Tòa Nhà ACB Tower, Đường CMT8, Phường 11, Quận 3, TP HCM
☎️Hotline: 0356.333.555
?E-Mail: vphcm@brandcom.vn