9 công cụ và các hoạt động mà dân PR bắt buộc cần phải biết. Người làm quan hệ công chúng có thể xây dựng cái nhìn và thái độ tích cực của khách hàng đối với một doanh nghiệp thông qua việc hiểu bản chất và thuần thục các công cụ, các hoạt động quan hệ công chúng cơ bản. Chính điều này góp phần giúp biến những người tiêu dùng tiềm năng trở thành khách hàng của doanh nghiệp.
Các công cụ PR thường không tốn nhiều chi phí. Nếu hiểu bản chất của mỗi công cụ này và cách ứng dụng chúng đúng cách, người làm PR có thể dễ dàng kiểm soát công việc hơn so với những chiến dịch quảng cáo đánh chung chung ra thị trường đại chúng. Hãy tham khảo những công cụ quan hệ công chúng dưới đây khi xây dựng danh tiếng cho doanh nghiệp.
1. Tạo quan hệ cho doanh nghiệp với giới truyền thông đại chúng
Các chiến lược truyền thông đại chúng tập trung vào việc lưu chuyển thông điệp qua các kênh truyền thông nhằm quản lý hình ảnh doanh nghiệp trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Các công cụ truyền thông đại chúng bao gồm:

Phát hành thông cáo báo chí và báo cáo thông tin
Mời các nhà báo phóng viên tới những buổi tham quan trụ sở công ty, tạo cơ hội cho họ nắm bắt được những thông điệp tích cực về doanh nghiệp.
Thông qua các phương tiện truyền thông xã hội, người làm PR tìm cách thu hút sự chú ý từ giới báo chí, đồng thời kiểm soát được thông tin các nhà báo viết về doanh nghiệp.
Sở hữu dày dặn danh sách của giới truyền thông, xây dựng quan hệ tốt với các nhà báo chủ chốt trong cùng lĩnh vực giúp chuyên viên PR có cơ hội truyền tải các ý tưởng thông qua các thông cáo báo chí. Bạn có thể sử dụng các phương tiện truyền thông địa phương/ quốc gia để

Quảng bá hình ảnh doanh nghiệp
Quản lý thông tin, nhận định rủi ro và khắc phục hậu quả khủng hoảng ảnh hưởng tới doanh nghiệp.
2. Quảng cáo tạp chí
Đây là hình thức quảng cáo dưới dạng tin tức, những câu chuyện kể hay những bài đánh giá trên báo hoặc tạp chí. Do báo chí nhận được sự tín nhiệm cao nên quảng cáo của bạn dễ chiếm được sự tin cậy.

Nhiều doanh nghiệp còn thuê những chuyên gia quảng cáo tiếp thị, giúp doanh nghiệp phát triển quảng cáo truyền hình- một hình thức quảng cáo và tạo chỗ đứng cho sản phẩm của doanh nghiệp trên truyền hình.

3. Mạng xã hội9 công cụ và các hoạt động mà dân PR bắt buộc cần phải biết
Các phương tiện truyền thông mới trong kỷ nguyên internet cho phép người làm PR tiếp cận trực tiếp tới khách hàng. Các trang mạng xã hội như Facebook và Twitter cho phép nhà báo và chuyên viên PR theo dõi lẫn nhau, tăng lượng truy cập web, có thể xử lý vấn đề bằng cách hồi đáp nhanh chóng các chỉ trích hoặc ý kiến tiêu cực, tăng khả năng hiển thị cho thương hiệu doanh nghiệp.
4. Bản tin
Bản tin in hoặc gửi qua email là một cách hay để quảng bá doanh nghiệp, giao tiếp với khách hàng và thông báo cho họ về các sản phẩm, dịch vụ mới.

Bản tin thường xuyên có thể tăng cường kết nối cá nhân của bạn với khách hàng, đồng thời phản ánh thương hiệu và cá tính kinh doanh của bạn. Một bản tin hiệu quả là bản tin là cung cấp thông tin giá trị cho khách hàng.

Tuy nhiên phát hành bản tin với tần suất như thế nào thì người làm PR cần phải cân nhắc về nguồn lực, để làm sao có được sản phẩm thực sự có chất lượng, và không spam khách hàng.

5. Tài liệu quảng cáo và catalogue
Ấn phẩm quảng cáo hay catalogue giới thiệu sản phẩm được gửi tận tay khách hàng hoặc qua email giúp giữ chân khách hàng với doanh nghiệp, với sản phẩm và dịch vụ công ty.

9 công cụ và các hoạt động mà dân PR bắt buộc cần phải biết

Các tài liệu quảng cáo và catalogue với thiết kế bài bản, chất lượng cao giúp khách hàng có niềm tin vào chuyên viên PR và thương hiệu, dẫn khách hàng đến trang web hoặc cửa hàng. Thông tin có trong tài liệu quảng cáo và catalogue doanh nghiệp sẽ tái hoạt động hiệu quả website, giúp nhiều hơn cho quá trình kinh doanh trực tuyến.
6. Sự kiện quảng bá
Sự kiện là cơ hội để doanh nhân tăng sự hiện diện công ty, quảng bá sản phẩm, dịch vụ mới và đảm bảo thông tin chính xác sẽ tới được khách hàng mục tiêu.

Từ góc nhìn của việc bán hàng, các sự kiện là cơ hội để đối mặt và đáp trả với những nghi ngại, từ đó củng cố và xây dựng niềm tin từ phía khách hàng.

Sự kiện càng được chuẩn bị kỹ càng về nội dung, với cách thức thể hiện phong phú sinh động sẽ dễ dàng tạo ấn tượng và thu hút các đối tượng nằm trong chiến dịch quảng bá.

Hãy chắc chắn rằng trước khi đến sự kiện, chuyên viên PR chuẩn bị đủ các tài liệu để giới thiệu, có cách tiếp cận phù hợp nhằm tạo ấn tượng, hiểu biết với khách hàng, công chúng.

Có rất nhiều loại hình sự kiện, từ sự kiện triển lãm thương mại trong ngành dọc cho đến các sự kiện tri ân CBNV, đối tác, khách hàng; đến các sự kiện ra mắt; họp báo công bố những điểm mới… hay những sự kiện hướng tới cộng đồng đều đáng để doanh nghiệp cân nhắc đầu tư.

Có những doanh nghiệp mà kế hoạch PR của họ trong một khoảng thời gian được định vị các dấu mốc lớn bằng các sự kiện lớn luôn.

9 công cụ và các hoạt động mà dân PR bắt buộc cần phải biết
7. Những buổi trò chuyện gặp mặt

Có được phần phát biểu tại sự kiện mà khách hàng tiềm năng tham dự sẽ giúp doanh nghiệp của bạn định vị như là một đơn vị tiên phong, một nhà cải cách trong lĩnh vực của mình. Là chủ doanh nghiệp hoặc nhà lãnh đạo, đừng ngần ngại xây dựng danh tiếng của bản thân như một chuyên gia bởi việc này cũng đồng thời xây dựng danh tiếng cho doanh nghiệp – và thu hút khách hàng mới.

Các sự kiện cộng đồng là cơ hội quảng bá giá trị kể cả khi đại diện doanh nghiệp của bạn không có được sự chú ý như diễn giả. Hãy tư vấn cho sếp của bạn xây dựng danh tiếng bằng những việc thật đơn giản như ghi rõ họ tên chủ doanh nghiệp và logo công ty trong danh sách sự kiện, hoặc đưa ra bài trình bày về sản phẩm mới cũng như những cải cách. Ngoài ra, cơ hội mở rộng mạng lưới kết nối là điều rất giá trị.

8. Quan hệ tốt với nhân viên
Nhân viên là đại sứ cho doanh nghiệp và thương hiệu. Nhiều doanh nghiệp lớn bắt đầu thực hiện quan hệ nhân viên – xây dựng văn hóa doanh nghiệp và các quan hệ nhóm bằng cách chia sẻ thông tin, thúc đẩy đóng góp và truyền cảm xúc tự hào về thành tích kinh doanh. Hình thức này có thể cải thiện tinh thần đồng đội, giữ chân nhân viên, tăng năng suất, đồng thời đảm bảo rằng nhân viên đang đại diện cho doanh nghiệp theo một cách nhất quán và đúng thông điệp.

9. Tài trợ hoặc tài trợ phát triển xã hội
Quan hệ cộng đồng và tài trợ phát triển xã hội là lựa chọn khôn ngoan trong PR. Hỗ trợ một hoạt động phi lợi nhuận có thể xây dựng cảm giác thiện chí và trung thành đối với doanh nghiệp. Quan hệ đối tác cộng đồng bao gồm việc trao đổi qua lại tiền hoặc lợi ích hiện vật để phát triển một tổ chức cộng đồng địa phương có khả năng đẩy mạnh danh tiếng doanh nghiệp.

Xây dựng mối quan hệ tốt với các thành viên trong cộng đồng nơi bạn kinh doanh giúp xây dựng lòng trung thành của khách hàng. Hãy tìm hiểu nơi sinh sống khách hàng trong cộng đồng đó bằng cách thu thập mã bưu điện tại điểm bán hàng.

Thiết lập quan hệ với các bên liên quan và người có quyền quyết định tại địa phương giúp xây dựng hồ sơ công ty và mức độ ảnh hưởng, thu hút nhiều khách hàng hơn qua truyền thông truyền miệng, đảm bảo lợi ích kinh doanh gắn với những quyết định từ cộng đồng.

Quan hệ đối tác có thể giúp người tiêu dùng xác định thương hiệu với hoạt động kinh doanh tốt và có đạo đức. Hơn cả thế, chỉ doanh nghiệp nào thực sự làm việc có tâm, và có tầm nhìn dài hạn mới làm được những việc trả lại những giá trị tốt cho doanh nghiệp.

Nguồn: Sưu tầm

Liên hệ Brandcom để được tư vấn và hỗ trợ

CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG THƯƠNG HIỆU VIỆT NAM
VPGD: Tầng 15, Tòa Nhà HL Tower, Số 82 Duy Tân, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
Phone: 039.272.6666
Tel: 024.6689.7777 / 024.6689.7777
E-Mail: info@brandcom.vn
Văn Phòng HCM
Tầng 12 Tòa Nhà ACB Tower, Đường CMT8, Phường 11, Quận 3, TP HCM
Hotline: 0356.333.555
E-Mail: vphcm@brandcom.vn