1. Người dùng dành nhiều thời gian cho mạng xã hội

Ba trong số các xu hướng truyền thông xã hội phát triển nhanh nhất đã xuất hiện trong thời gian đại dịch Covid19 là gaming, YouTube videos và các kênh giải trí tại nhà (TV, radio…)

Theo số liệu của dịch vụ SimilarWeb thu thập được trong tháng 6, thì trung bình người dùng dành 58,5 phút/ngày đề vào Facebook.

social media

social media

Trong khi đó, Instagram vẫn tiếp tục bám đuổi sát sao, với 53,8 phút mỗi ngày mà người dùng vào ứng dụng này, như vậy Instagram đã thu hẹp khoảng cách với Facebook xuống còn chưa đầy 5 phút nữa.

Snapchat đứng ở vị trí thứ 3, số thời gian mà người dùng trung bình vào Snapchat là 49,5 phút/ngày. Theo số liệu thu thập được, thì Instagram đã liên tục bám đuổi Facebook trong năm qua.

Những người trẻ, đặc biệt là những người ở độ tuổi teen, đang từ bỏ Facebook để chuyển sang sử dụng các mạng xã hội khác bắt mắt hơn như là Snapchat và YouTube.

Để thu hút lại lượng người dùng trẻ tuổi này, Facebook đã phát hành một trung tâm chiếu video game trực tiếp và sẽ sớm phát hành một dịch vụ hẹn hò trên ứng dụng này.

2. Tìm kiếm lợi nhuận từ các video trên mạng xã hội

Số lượng các video trên mạng xã hội tăng nhanh một cách chóng mặt.

Alibaba và Instagram là một trong những nền tảng đã công bố các biện pháp hỗ trợ mới nhằm giúp các thương hiệu tăng doanh thu từ video.

Youtube luôn là sự lựa chọn hàng đầu dành cho những ai muốn chia sẻ video của mình. Hoặc tìm kiếm những video một cách nhanh nhất. Bạn dễ dàng tìm các video trên youtube theo các chủ đề khác nhau như phim ảnh, các show truyền hình, ca nhạc….

YouTube

YouTube

Youtube được coi như một kho tàng những video lớn nhất hiện nay. Chúng khá phổ biến và được rất nhiều người quan tâm.

Trào lưu kiếm tiền từ Youtube phát triển rầm rộ trên thế giới trong khoảng 10 năm gần đây. Tuy nhiên, đây thực sự không phải là chiếc “cần câu cơm” dễ dàng đối với những người ôm mộng làm giàu từ Youtube do những quy tắc quảng cáo và thuật toán kiểm duyệt ngặt nghèo của trang mạng xã hội này.

Để kiếm được tiền quảng cáo và tài trợ của Youtube, điều kiện đầu tiên là người dùng phải có ít nhất 1.000 người theo dõi trên trang cá nhân. Dù vậy, những cột mốc như 10.000, 100.000 người theo dõi mà Youtube đặt ra được đánh giá là rất khó để đạt được.

Thứ hai, Youtube yêu cầu kênh cá nhân của người dùng phải được khán giả theo dõi ít nhất 4.000 giờ trong vòng một năm. Và thứ ba là những nội dung phải do chính các Youtuber tự sáng tạo.

Nếu vi phạm, Youtube sẽ không cho phép người dùng xin quảng cáo lên trang trong vòng hai tháng. Cuối cùng, chính sách chia lợi nhuận của Youtube được đánh giá là khá “hà khắc” khi người dùng phải trả lại 45% doanh thu cho nền tảng chia sẻ video này.

3. Nền tảng ngách phát triển phổ biến

Thời gian người dân trên toàn cầu dành cho Tiktok đã tăng 210% so với cùng kì năm ngoái.

Thị trường ngách là một phân khúc thị trường rất nhỏ nhưng cụ thể hơn so với toàn bộ thị trường. Bạn có thể hiểu thị trường ngách là một tập hợp con của một thị trường mà một sản phẩm cụ thể được tập trung.

Tiếp thị thị trường ngách là một chiến lược marketing nhằm tập trung đến một thị trường mục tiêu duy nhất.

Thay vì hướng đến tất cả mọi người có khả năng sử dụng dịch vụ, sản phẩm, chiến lược này chỉ tập trung vào một phân khúc rất nhỏ của thị trường hay một nhóm người được lợi nhiều nhất từ sản phẩm dịch vụ.

Nói cách khác, tiếp thị thị trường ngách hướng đến “độc chiếm” một phần lớn trong một thị trường rất nhỏ thay vì nỗ lực tập trung vào một phần nhỏ trong thị trường lớn.

Đồng thời, số lượng người dùng hoạt động hàng tháng của Reddit cũng tăng 30% so với cùng kì năm 2019.

4. Tính năng stories trên mạng xã hội

Số lượng người sủ dụng stories hàng ngày trên Instagram, Facebook đã cán mốc 500 triệu users vào năm 2019.

Nội dung chỉ tồn tại trong 24 giờ được biết đến đầu tiên vào năm 2013, trên ứng dụng Snapchat, sau đó được vay mượn và phổ biến rộng rãi đối với người dùng Instagram.

Stories

Stories

Đến năm 2017, story được ông lớn Facebook tích hợp cho tính năng này và bổ sung thêm nhiều hiệu ứng và nhãn dán có sẵn hơn.

5. Sử dụng video trong thương mại xã hội

Nhằm mục đích thể hiện những thông điệp súc tích và dễ hiểu về bất kỳ một ý tưởng, một sản phẩm hay một dịch vụ nào đó. Video Marketing có thể đóng vai trò quan trọng trong một chiến dịch viral.

Video Marketing có thể được lan truyền qua hầu hết các kênh trực tuyến bao gồm email, blog, mạng xã hội trên mọi nền tảng (Android, Window Phone, iPad, iPhone, PC).

Video Marketing

Video Marketing

Video là công cụ mạnh mẽ hiện nay có để truyền bá thông điệp, câu chuyện của bạn trong thời đại kỹ thuật số. Video là cách lý tưởng để kết nối với thị trường mục tiêu của bạn và làm cho doanh nghiệp của bạn nổi bật.

Video vô cùng hiệu quả đối với nhận thức thương hiệu, giới lãnh đạo và tham gia trực tuyến.

Lượt truy cập video trên Internet được dự kiến sẽ có bước nhảy vọt thần tốc, tăng gấp 4 lần từ năm 2017 đến 2022.

6. Thương mại xã hội (Social Commerce)

Social Commerce là việc sử dụng các trang web mạng xã hội như Facebook, Zalo, Instagram,… làm phương tiện để quảng bá và bán sản phẩm/dịch vụ trực tiếp. Hiểu đơn giản, đây là hình thức thương mại kết hợp giữa Social media (Mạng xã hội – MXH) và E-commerce (Thương mại điện tử).

Gần 3 trong số 10 doanh nghiệp đã có hoặc đang có một kế hoạch xây dựng nền tảng social com – merce trong 12 tháng tới.

Social Commerce

Social Commerce

Thương mại điện tử lại có những ưu điểm vô cùng lớn như khả năng tiếp cận tập khách hàng không giới hạn, sản phẩm đăng bán phong phú, bán hàng 24/7, đa dạng các hình thức khuyến mãi,…

Tuy nhiên, khách hàng vẫn thường e dè khi mua hàng vì không được trải nghiệm sản phẩm thực tế dẫn đến những lo lắng về chất lượng sản phẩm.

Lượng khách hàng quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ quá lớn khiến doanh nghiệp khó có thể cá nhân hóa thông điệp và hoạt động tiếp thị nhằm thuyết phục khách hàng hiệu quả.

Vì vậy, lượng khách hàng tiềm năng tuy nhiều nhưng lại không khai thác được hết và để mất họ cho các đối thủ.

7. Xác thực tiếp thị truyền thông mạng xã hội

Các trang web truyền thông xã hội cho phép các nhà tiếp thị sử dụng một loạt các chiến thuật và sách lược để quảng bá nội dung và khiến mọi người tham gia vào.

Nhiều mạng xã hội cho phép người dùng cung cấp thông tin địa lí, nhân khẩu học và thông tin cá nhân chi tiết.

Điều này sẽ cho phép các nhà tiếp thị điều chỉnh thông điệp của họ theo những gì có khả năng cộng hưởng nhất với người tiêu dùng.

Vì các đối tượng trên internet có thể được phân đoạn tốt hơn so với các kênh tiếp thị truyền thống, các công ty có thể đảm bảo rằng họ đang tập trung nguồn lực của mình vào đối tượng mà họ muốn nhắm đến.

Có đến 9 trên 10 người tiêu dùng nói rằng tính xác thực là yếu tố quan trọng để họ quyết định sẽ ủng hộ thương hiệu nào trên mạng xã hội.

8. Truyền thông mạng xã hội là công cụ để khám phá

43% người tiêu dùng tìm kiếm sản phẩm trực tuyến thông qua mạng lưới Social Media.

Social Media là các công cụ truyền thông được dùng trên các mạng xã hội để tiếp cận, tương tác với người dùng, thông qua các thiết bị công nghệ.

Các doanh nghiệp tận dụng các kênh này để tiếp thị sản phẩm cũng như nhận các phản hồi, đánh giá từ người tiêu dùng một cách trực tiếp và có thể đo lường được.

Ước tính, số lượng người dùng của Youtube vào khoảng 500 triệu người và lượt truy cập hàng tuần vào khoảng 50% số người dùng đó, tức là khoảng 250 triệu lượt truy cập mỗi tuần.

Còn đối với Facebook, số lượng người dùng này lên đến hơn 750 triệu.

9. Ứng dụng nhắn tin tăng trưởng nhanh

Số lượng người dùng ứng dụng nhắn tin trên di động dự kiến sẽ đạt 3,12 tỷ vào năm 2023 trên toàn thế giới.

Số người dùng các ứng dụng nhắn tin di động sẽ đạt 2,9 tỷ người dùng so với con số khoảng trên 1 tỷ người dùng hiện tại.

Theo các chuyên gia phân tích của ngân hàng Macquarie, các dịch vụ nhắn tin di động ngày càng được cải tiến cùng với các dịch vụ như quảng cáo và trò chơi trên di động.

Các dịch vụ này đặc biệt phổ biến với các ứng dụng của Châu Á, với mục tiêu tăng trưởng doanh thu dựa vào cải tiến chức năng, cùng với việc cung cấp các dịch vụ trả tiền và kết nối với mạng xã hội.

Trong đó, quảng cáo là dịch vụ mang lại phần lớn doanh thu cho các ứng dụng nhắn tin này.

10. Dịch vụ chăm sóc khách hàng qua mạng xã hội

Có đến gần 3 trên 10 khách hàng sử dụng mạng xã hội để giao tiếp với công ty.

Việc chăm sóc khách hàng trên mạng xã hội sẽ đem đến cho công ty cơ hội tiếp xúc với khách hàng một cách gần gũi nhất mà các cách tiếp cận khác không thể làm được.

Tuy nhiên, vẫn có một khoảng cách đáng kể giữa điều khách hàng muốn và thực tế thương hiệu có thể mang đến cho họ.

Nếu công ty bạn có một đội ngũ hỗ trợ khách hàng phản ứng nhanh, có chất lượng cao trên các trang mạng xã hội như Facebook và Twitter… bạn hoàn toàn có khả năng vượt xa đối thủ của mình và chiếm được lợi thế cạnh tranh.

Bởi vì, bạn đã đem đến cho khách hàng một trải nghiệm tuyệt vời.

Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG THƯƠNG HIỆU VIỆT NAM
? VPGD: Tầng 15, Tòa Nhà HL Tower, Số 82 Duy Tân, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
? Phone: 039.272.6666
☎️ Tel: 024.6689.7777
?E-Mail: info@brandcom.vn
?Văn Phòng HCM: Tầng 12 Tòa Nhà ACB Tower, Đường CMT8, Phường 11, Quận 3, TP HCM
☎️Hotline: 0356.333.555
?E-Mail: vphcm@brandcom.vn