Những thay đổi trong cách xây dựng “quan hệ truyền thông”. Nhìn tổng quan về quan hệ truyền thông, rõ ràng, có thể nói đây là lĩnh vực khá phức tạp và không ổn định. Khi ngày càng có nhiều phương tiện chia sẻ xuất hiện và các dịch vụ hỗ trợ mất phí được sử dụng thì chính kênh truyền thông lan truyền (earned media) là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất từ sự thay đổi này. Tuy nhiên với một ngành có đặc thù bắt nguồn từ dư luận như vậy, ta thường quan tâm đển nhu cầu phát triển cách tiếp cận và vận hành ngành thường xuyên. Trước sự thay đổi chóng mặt của truyền thông lan truyền (earned media), đã đến lúc ta nên bỏ những giả định hay lý do sang một bên mà tập trung vào theo dõi điều gì sẽ xảy ra. Đang có những xu hướng gì đang diễn ra trong mảng này? Chuyên gia PR cần phải làm gì để duy trì được kết quả của các kênh truyền thông có tầm ảnh hưởng trong một thị trường đang ngày càng hẹp dần?
Niềm tin của công chúng đối với truyền thông đang giảm. Làm việc trong hệ thống hỗ trợ truyền thông, ta cần nỗ lực nhiều hơn nữa để cung cấp thông tin đáng tin cậy và có cơ sở khoa học để củng cố vai trò của công chúng và của chính chúng ta.
Hình thức thuyết phục khách hàng qua điện thoại đang giảm. Khi các công ty truyền thông có xu hướng ngưng sử dụng đường dây điện thoại trực tiếp từ đội ngũ nhân viên biên tập của họ, chúng ta cần thu hút sư chú ý của họ bằng cách khác. Thứ bạn cần là những bài nói thuyết phục ngắn gọn, xúc tích, sáng tạo và mang tính thuyết phục cao cũng như là liên lạc với các mối quan hệ làm việc ở đó.
Sử dụng Infographic như là thông cáo báo chí không còn là giải pháp then chốt. Đã quá xa những ngày các kênh truyền thông quốc gia đăng các mẩu infographic mà bạn chuẩn bị. Trên thực tế, rất nhiều biên tập viên coi infographic là nội dung thuyết phục họ nhưng họ sẽ không sử dụng nó. Bộ phận nội dung nội bộ của các nhà xuất bản thì hay thay đổi đột ngột. Vì vậy, ta nên nhìn nhận lại về mục đích của những công cụ này và định vị lại chúng tới khách hàng với đúng vai trò như là một công cụ.
Tận dụng mạng xã hội. Hãy tưởng tượng một ngày làm việc ở tòa soạn nhận được ít nhất là 250 email bán hàng. Vì vậy, thay vì trao đổi qua mail, hãy thảo luận với nhau trên các mạng xã hội. Tốn ít thời gian và sử dụng ít chữ hơn, bạn vẫn có thể tạo ra những tương tác vô cùng ý nghĩa với các nhà báo trên các kênh mạng xã hội.
Sự kiện mất đi giá trị thu hút. Các phóng viên có thể biết được liệu bạn có đang tổ chức một sự kiện thực sự hay không. Họ sẽ tự đặt câu hỏi rằng: “Sự kiện này có gì đáng để tôi tham gia?” Nếu bạn mong họ dành ra một buổi dành cho sự kiện của mình, hãy thử lên kế hoạch tổ chức thứ gì ít khi có và đừng mong đợi có kết quả ngay lập tức. Việc họ tham dự sự kiện của bạn chưa chắc họ đã đồng ý đưa tin về sự kiện của bạn.
Báo chí in ấn đang dậm chân tại chỗ. Các nhà báo in ấn đang đi tìm kiếm công việc khác. Hướng quan tâm dần chuyển sang lĩnh vực viết lách tự do hoặc những cơ hội lớn hơn làm việc cùng các nhân viên ở mảng kỹ thuật số của các nhà xuất bản in ấn truyền thống.
Phương Ngô Theo BrandsVietnam
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG THƯƠNG HIỆU VIỆT NAM VPGD: Tầng 15, Tòa Nhà HL Tower, Số 82 Duy Tân, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội. Phone: 039.272.6666 Tel: 024.6689.7777 / 024.6689.7777 E-Mail: info@brandcom.vn Văn Phòng HCM Tầng 12 Tòa Nhà ACB Tower, Đường CMT8, Phường 11, Quận 3, TP HCM Hotline: 0356.333.555 E-Mail: vphcm@brandcom.vn