Quảng cáo truyền hình đã không còn quá xa lạ khi nó đã hình thành và phổ biến từ rất lâu trước đó. Vậy trong tương lai, sự phát triển mạnh mẽ của nền quảng cáo trên các nền tảng công nghệ di động liệu sẽ “soán ngôi” quảng cáo trên truyền hình truyền thống?

Lịch sử phát triển của quảng cáo truyền hình

Quảng cáo truyền hình (Television advertisement hay television commercial – TVC) là một dạng phim hay tiết mục được dàn dựng sản xuất, lưu hành trên những phương tiện truyền thông đại chúng khác nhau và phải trả phí bởi những công ty, tổ chức, hội đoàn muốn quảng bá một thông điệp nào đó, thường là để quảng cáo hay khuyến mại một món hàng nào hoặc để cổ động, phổ biến điều gì đó.
Quảng cáo truyền hình lần đầu tiên được phát sóng tại Mỹ vào lúc 14:29 ngày 01 tháng 7 năm 1942 sau khi quảng cáo thương mại trên truyền hình được Ủy ban Thông Tin Liên Bang (FCC hay Federal Communication Commission) chấp nhận trên nguyên tắc.

Ngay sau đó, quảng cáo truyền hình đã dần hình thành đa dạng và bước vào giai đoạn phát triển bùng nổ. Rất nhiều quảng cáo truyền hình lôi cuốn người xem bởi phần âm nhạc (bài hát hoặc giai điệu) hoặc các cụm từ gây ấn tượng (catch-phrase) và dễ nhớ, cái sẽ còn đọng lại trong tâm trí người xem một thời gian dài sau khi chiến dịch quảng cáo đó kết thúc. Những phần quảng cáo có sức sống lâu dài này còn có thể có chỗ đứng trong lịch sử văn hóa đại chúng của người dân nơi mà nó có sức ảnh hưởng.

Toàn bộ nền công nghiệp này tồn tại chỉ nhằm một nhiệm vụ duy nhất là giữ cho khán giả đủ hứng thú để ngồi xem hết các đoạn quảng cáo. Hệ thống tính toán tỉ lệ Neilsen ra đời như một cách thức để các đài truyền hình khẳng định được mức động thành công của các show truyền hình của mình, nhờ đó có thể đưa ra quyết định về chi phí mà các nhà quảng cáo phải trả khi muốn quảng cáo của mình được phát sóng.

Quảng cáo truyền hình truyền thống sẽ đi về đâu?

Truyền hình đang dần tụt hạng trong danh sách các lựa chọn phương tiện giải trí của người dùng. Ở Việt Nam, năm 2015, thời gian dành cho chiếc TV chỉ còn 92 phút/ngày so với 255 phút vào năm 2006. Tính tiện dụng của thiết bị di động cùng sự bùng nổ của những nội dung đa phương tiện hấp dẫn và đa dạng trên internet đã kéo người dùng ngày một xa khỏi màn hình vô tuyến.
Với những bước đột phá của công nghệ, cộng thêm quy luật đào thải khắc nghiệt từ thị trường, nhiều người cho rằng các kênh truyền hình sẽ sớm biến mất. Người ta liệu còn cần đến chúng không khi mà một chiếc điện thoại có thể phục vụ đầy đủ các nhu cầu từ giải trí, thông tin, mua sắm, giáo dục và còn hơn thế nữa, tất nhiên, trong thì tương lai. Điều này cũng có nghĩa là quảng cáo trên truyền hình theo dự đoán của một bộ phận có thể sẽ dần tụt hạng và sớm bị “soán ngôi”.
Nhưng trên thực tế, số liệu gần đây lại cho thấy điều ngược lại:

Trong tương lai xa, với nhiều biến động của xã hội nói chung và ngành PR, Marketing nói riêng thì không ai có thể dám chắc điều gì. Nhưng có thể khẳng định rằng, trong vài năm tới, quảng cáo trên truyền hình sẽ vẫn là kênh quảng cáo đem lại hiệu quả cao cho chiến dịch truyền thông quảng cáo của doanh nghiệp.

Quảng cáo truyền hình khẳng định vị trí vững chắc trong chiến lược marketing

1. Nhận được sự tin tưởng của người tiêu dùng

Theo báo cáo của HBR, 05 hình thức marketing đáng tin cậy nhất hiện nay đều là kênh truyền thống, trong đó quảng cáo truyền hình chiếm tới 80% độ tin cậy của người xem. Là dạng truyền thông đại chúng chính thống có tương tác một chiều thay vì đối thoại như các trang mạng xã hội hay phương thức quảng cáo kỹ thuật số khác, người xem luôn coi TV như một nơi cung cấp thông tin đáng tin cậy và dễ tiếp nhận, thuận lợi trong việc định hình nhận thức của khán giả về thương hiệu.

Trong Báo cáo Marketing toàn cầu 2021, Nielsen đã khảo sát và đánh giá mức độ lòng tin của người tiêu dùng đối với các kênh tiếp thị khác nhau. Kết quả cho thấy quảng cáo trên truyền hình hay các chương trình giới thiệu sản phẩm trên truyền hình vẫn giành được lòng tin của đại đa số người tiêu dùng.

2. Phạm vi tiếp cận đối tượng mục tiêu lớn hơn

TV đã là nguồn thông tin chính của con người trong hơn 100 năm. Do đó, chúng có sự hiện diện lớn và phạm vi tiếp cận rộng hơn nhiều so với các kênh truyền thông xã hội ngày nay. Đặc biệt trong khoảng thời gian đại dịch, số lượng người xem truyền hình đã tăng lên đáng kể ở nhiều khung thời gian hơn. Ngoài ra, với cuộc sống bình thường tiếp tục trở lại sau đại dịch, các chiến dịch quảng cáo truyền thống vẫn có thể có phạm vi tiếp cận rộng.

3. Loại bỏ Cookie của bên thứ ba

Tiếp thị kỹ thuật số gần như sẽ vô nghĩa nếu không có cookie của bên thứ ba vì chúng cho phép các nhà tiếp thị theo dõi khách truy cập trang web và sở thích tìm kiếm của khách hàng. Tuy nhiên, với việc Google loại bỏ cookie của bên thứ ba trên Chrome và Apple triển khai các cài đặt bảo mật chặt chẽ hơn với iOS 14, thì việc sử dụng cookie của bên thứ ba sẽ không còn dễ dàng với mọi thiết bị nữa. Khi đó, vì không thể nhắm mục tiêu theo hướng chuyên sâu đến người dùng, các công ty phải mở rộng phạm vi tiếp cận của quảng cáo. Do đó, với sự thay đổi này, các Marketer đang có sự cân bằng 2 mô hình truyền thông truyền thống và truyền thông trên môi trường Internet.

4. Kết nối với khách hàng

Phương tiện truyền thông truyền thống thực sự là một cách tốt hơn so với phương tiện truyền thông kỹ thuật số cho các doanh nghiệp chỉ nhắm mục tiêu đến khách hàng tại một khu vực nhất định.
Khi người tiêu dùng dành hầu hết thời gian để lên mạng, họ bắt đầu cảm thấy quá tải với những quảng cáo kỹ thuật số. Có nhiều quảng cáo khiến họ thấy phiền phức, không thể đọc báo, xem phim hoặc duyệt web ổn định. Trong một cuộc khảo sát của hãng tiếp thị số HubSpot, có 57% cho biết không thích quảng cáo trước video và 43% không xem. Trong khi đó, thời gian gần đây quảng cáo truyền thống lại khiến người dùng tương tác nhiều hơn.

5. Truyền tải câu chuyện đầy ý nghĩa

Marketing là một hình thức nghệ thuật và khoa học về tình huống, bối cảnh. Vì vậy, đôi khi các phương tiện truyền thông truyền thống như TV là cách thích hợp để lôi kéo khách hàng. Khách hàng có xu hướng phản ứng tích cực với thông điệp cảm xúc được truyền tải qua một chiến dịch quảng cáo. Trong khi đó, quảng cáo truyền thống cung cấp những câu chuyện độc đáo, sáng tạo, nhân văn,…. và lan tỏa rộng nhờ tần suất xuất hiện nhiều.

6. Tận dụng kỹ thuật số

Công nghệ kỹ thuật số có thể tận dụng công cụ truyền thống theo cách hiệu quả đáng ngạc nhiên. Chẳng hạn khi gửi thư trực tiếp thì có thể kèm mã QR để người dùng quét mã và xem thêm thông tin. Các đường link và mã QR đã được cá nhân hóa cho phép các nhà tiếp thị thu thập dữ liệu cực kỳ chi tiết. Với dữ liệu này, họ có thể phát triển những phân tích marketing về tỷ lệ chuyển đổi (tỷ lệ người xem quảng cáo chuyển sang mua hàng – ROI) và tính phân phối.

Truyền thông kỹ thuật số có thể giúp bạn theo dõi dữ liệu và tối ưu hóa trong khi các phương tiện truyền thông truyền thống có thể tiếp cận nhiều khách hàng mục tiêu hơn. Vì vậy, các doanh nghiệp cần thích ứng với mô hình tiếp thị “ Tradigital” để có kết quả tốt hơn.

Lời kết

Nhờ các kênh truyền thống mà hoạt động Marketing tiếp cận nhóm khách hàng mục tiêu ngày càng được mở rộng hơn. Là một Marketer chuyên nghiệp, bạn cần biết cân bằng giữa 2 hình thức truyền thông truyền thống và trực tuyến để tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Đối với các nhà tiếp thị, khi sử dụng hài hòa giữa quảng cáo truyền thống và quảng cáo kỹ thuật số, họ sẽ tiếp cận được nhiều đối tượng hơn, xây dựng và giữ vững lòng tin của khách hàng, cũng như thúc đẩy quyết định mua hàng của người tiêu dùng.

Liên hệ quảng cáo truyền hình chuyên nghiệp, nhanh chóng và hiệu quả:

CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG THƯƠNG HIỆU VIỆT NAM

🏤 VPGD Hà Nội:

🏢 Đ/c: Tầng 15, Tòa Nhà HL Tower, Số 82 Duy Tân, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
📞 Phone: 039.272.6666
☎️ Tel: 024.6689.7777
📩E-Mail: info@brandcom.vn

🏤 Văn Phòng HCM:

🏢 Đ/c: Tầng 12 Tòa Nhà ACB Tower, Đường CMT8, Phường 11, Quận 3, TP HCM
☎️ Hotline: 0356.333.555
📩 E-Mail: vphcm@brandcom.vn