Không chỉ có các marketer, các nhãn hàng muốn đặt quảng cáo trên xe bus mà các tổ chức chính trị xã hội cũng rất thích sử dụng xe bus để dán các hình ảnh, biểu ngữ trong chiến dịch của mình. Những chiến dịch được tổng hợp dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề này.
1. Thông điệp bình đẳng giới trên xe bus Hà Nội
Năm xe buýt tại các tuyến 103, 10, 10B, 96 và 11 trạm bán vé, trạm trung chuyển xe buýt tại Hà Nội đã đeo lên các thông điệp truyền thông như: “Cùng lan tỏa các hành động đẹp của nam giới”, “Để thành phố an toàn cho em gái không chỉ là ước mơ!”, “Bạn và tôi cùng chung tay vì một thành phố an toàn với em gái, “Em gái hãy lên tiếng khi bị bạo lực!”.
Đây là hoạt động hưởng ứng Ngày Hành động chấm dứt bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái và Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái năm 2017. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Tổ chức Plan International Việt Nam phối hợp Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông đô thị Hà Nội và khởi động hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về bạo lực giới và thúc đẩy các hành động đẹp của nam giới trên xe buýt và tại các trạm bán vé xe buýt. thông điệp xã hội dán trên xe bus.
2. Thông điệp HeForShe dán trên xe bus tại Hà Nội
Chuyến xe buýt HeForShe, dành cho các bạn thanh niên, sinh viên tại Hà Nội, với mong muốn tuyên truyền, nâng cao nhận thức và hành động của các bạn thanh niên, sinh viên trong việc thúc đẩy bình đẳng giới và các vấn đề liên quan đến định kiến giới tại Việt Nam.
Chuyến xe buýt mang chủ đề “Hành trình thanh niên thúc đẩy bình đẳng giới” là một hoạt động ý nghĩa do Trung tâm Tình nguyện Quốc gia phối hợp với Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc, Đại sứ quán Canada và Đại sứ quán Bỉ tại Việt Nam triển khai.
Bắt đầu từ Hồ Hoàn Kiếm, chuyến xe buýt lăn bánh trên nhiều tuyến đường Hà Nội và điểm dừng chân tại Đại học Thương mại. Tham gia hành trình là các bạn thanh niên, sinh viên của các trường đại học trên địa bàn Hà Nội. Với những hình ảnh, chủ đề xoay quanh vấn đề chống bạo lực, định kiến về giới như “Hành trình Thanh niên Thúc đẩy bình đẳng giới”; “Bình thường và bất bình thường”… đã thu hút sự quan tâm của cộng đồng.
3. Hành trình “Lên tiếng về Bình đẳng giới”
Thông điệp xã hội dán trên xe bus của hương trình “Speak Up for Gender Equality – Lên tiếng vì bình đẳng giới” do UN Women, VVC – Trung tâm Tình nguyện quốc gia, tổ chức Plan International Việt Nam, Đại sứ quán các nước Canada, Nauy, New Zealand và Thụy Sĩ, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp tổ chức.
Hành trình mang những thông điệp nhân văn đi qua nhiều tuyến phố của Hà Nội, mang những câu chuyện thật, con người thật về những nỗ lực đóng góp trong việc giải quyết và hành động để giảm bớt sự bất bình đẳng giới. Bên cạnh đó, cũng đề cao, ghi nhận và tôn vinh vai trò của phụ nữ Việt Nam trong sự phát triển của đất nước”.
Hành trình “Lên tiếng về Bình đẳng giới” bắt đầu bằng việc diễu hành của 4 chiếc xe buýt mang thông điệp về chấm dứt bạo lực đối với với phụ nữ và trẻ em gái, khởi hành từ 4 trường đại học và trung học phổ thông trên địa bàn Hà Nội (Trường đại học Bách Khoa, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Giao thông vận tải và Trường THPT Bắc Thăng Long, huyện Đông Anh).
4. Hành trình xe buýt màu cam an toàn tại Hồ Chí Minh
Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP Hồ Chí Minh, Công ty truyền thông SunrisesVN, Trung tâm Quản lý Giao thông công cộng (trực thuộc Sở Giao thông vận tải TP Hồ Chí Minh), Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho Phụ nữ (UN Women) Việt Nam, Action Aid Việt Nam phối hợp tổ chức chương trình “Bữa sáng ruy băng trắng” và ra quân “Hành trình xe buýt màu cam an toàn” với chủ đề “Nam giới tiên phong trong phòng ngừa bạo lực, quấy rối tình dục với phụ nữ và trẻ em”.
Trong khuôn khổ các hoạt động hưởng ứng chương trình này, UBND quận 1, UBND quận 10 và Trung tâm Quản lý Giao thông công cộng (TTQLGTCC) đã tiên phong đi đầu trong việc đồng hành cùng thành phố triển khai “Chương trình thành phố an toàn, thân thiện với phụ nữ và trẻ em giai đoạn 2017 – 2021”.
Cụ thể, Trung tâm Quản lý giao thông công cộng (TTQLGTCC) cũng sử dụng 26 xe buýt tuyến số 53 (có lộ trình đi từ trung tâm thành phố đến Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh) với mầu cam đặc trưng mang thông điệp của tháng hành động tại đường Hàm Nghi (quận 1) thể hiện thông điệp truyền thông ý nghĩa đến nam giới và cộng đồng xã hội. Đơn vị này sẽ triển khai, thực hiện các biện pháp nhằm cải cách, răn đe và hạn chế tình trạng quấy rối tình dục và xâm hại tình dục phụ nữ và trẻ em trên các phương tiện vận tải hành khách công cộng và tại các điểm dừng xe buýt với mục đích tạo nên hình ảnh xe buýt “thân thiện, an toàn và văn minh”, thu hút người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng, góp phần cùng với thành phố giải quyết ùn tắc và tai nạn giao thông vì một thành phố văn minh, hiện đại.
5. Đà Nẵng tuyên truyền chống bạo lực giới trên xe bus
16 xe bus công cộng được dán băng rôn bằng tiếng Việt và tiếng Anh, với nội dung “Chung tay chấm dứt bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái – vì thành phố Đà Nẵng an toàn và thân thiện”.
(Brandcom tổng hợp)
Tư vấn, hỗ trợ, báo giá quảng cáo trên xe bus toàn quốc
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG THƯƠNG HIỆU VIỆT NAM
? VPGD: Tầng 15, Tòa Nhà HL Tower, Số 82 Duy Tân, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
? Phone: 039.272.6666
☎️ Tel: 024.6689.7777
?E-Mail: info@brandcom.vn?Văn Phòng HCM: Tầng 12 Tòa Nhà ACB Tower, Đường CMT8, Phường 11, Quận 3, TP HCM
☎️Hotline: 0356.333.555
?E-Mail: vphcm@brandcom.vn