Viết PR (Public Relations – quan hệ công chúng) trên báo chí thường bị nhầm lẫn với người viết content, viết SEO bởi tất cả đều có sản phẩm cuối cùng là các bài viết. Tuy nhiên, nếu có sự quan sát, tìm hiểu kỹ lưỡng thì việc viết PR báo chí thực sự là một lĩnh vực rất khác biệt.
Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả sẽ đưa ra góc nhìn trong lĩnh vực viết PR đăng báo. Với kinh nghiệm nhiều năm làm việc ở BRANDCOM, tiếp xúc và xử lý hàng trăm bài PR đăng báo cho các thương hiệu, công ty, cá nhân,… Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ hữu ích đối với bạn đọc!
1. Thương hiệu là số 2, độc giả là số 1
Bài viết PR sẽ đăng tải trên các trang báo, trang tin điện tử,… nơi cung cấp đủ các loại thông tin. Công chúng thường tìm kiếm các tin tức mình quan tâm trên các trang web này. Họ đều có mong muốn biết nhiều nhất có thể các thông tin hữu ích cho công việc và cuộc sống của mình.
Không ai muốn đọc những bài quảng cáo cứ “thao thao bất tuyệt” về sản phẩm, dịch vụ nào đó mà họ không thấy hữu ích gì. Vì vậy, trong viết PR thông tin về nhãn hàng luôn phải nhường chỗ cho độc giả trước. Một bài báo điện tử chỉ có thời gian cực ngắn để giữ chân được độc giả và họ có đọc hết nội dung hay không. Vì vậy, nếu ngay khi nhìn bài viết mà họ đã thấy một sự “quảng cáo lộ liễu” thì nhất định sẽ bỏ qua.
Việc đưa lợi ích của độc giả lên số 1 là tôn trọng công chúng và có thể là khách hàng trong tương lai. Một thương hiệu luôn để lợi ích của khách hàng lên hàng đầu thì nhất định sẽ được tôn trọng. Họ sẽ cố gắng đọc bài PR để lấy các thông tin có ích, trong quá trình đó sẽ có những thông tin về thương hiệu.
Nếu bạn là nhãn hàng thì đừng khuyến khích nhà quảng cáo “PR quá lố”, còn bạn là người viết PR thì hãy tư vấn những nội dung hiệu quả cho khách hàng. Hãy phân tích, lý giải để họ hiểu hơn về PR trên báo chí.
2. Đừng PR theo kiểu “nuông chiều khách”
“Khách hàng là thượng đế” – câu nói quen thuộc trong kinh doanh. Tuy nhiên, người viết PR báo chí đừng làm theo điều này. Bạn có thể giải thích cho khách hàng của mình biết những giới hạn khi PR báo chí.
Nếu bạn chỉ là người được đặt hàng để viết bài thôi thì bạn có thể vung tay để thõa mãn nhu cầu cho họ. Nhưng nếu bạn hoặc nơi làm việc của bạn kiêm luôn nhiệm vụ booking thì quả là một điều tồi tệ. Các cơ quan báo chí thường không nhân nhượng các yêu cầu của khách nếu chệch hướng nhiều so với tôn chỉ của họ.
Phần lớn người viết bài PR báo chí hiện nay đều xuất phát là các Content chung chung, chưa có kinh nghiệm làm việc với các cơ quan báo chí. Khi nhận viết bài PR, họ có thể làm việc rất tốt với khách hàng. Nhưng không có nghĩa là họ làm việc với báo chí cũng tốt như vậy.
3. Xử lý những sự cố “không thỏa hiệp”
“Không thỏa hiệp” hay xảy ra nhiều nhất chính về nội dung bài viết bao gồm cả text, hình ảnh, video,… do tất cả các bài viết PR đều phải trải qua sự kiểm duyệt của đội ngũ biên tập các tờ báo. Ít nhiều các bài PR sẽ phải có sự điều chỉnh nhất định để phù hợp với tôn chỉ, mục đích của tờ báo đó.
Nhìn chung, việc chỉnh sửa của báo đều hợp lý nhằm đảm bảo quy định về cả mặt pháp luật cho bài viết. Song, khách hàng đôi khi không nghĩ vậy. Họ muốn để nguyên ý đồ của mình vào trong bài viết. Vô tình gây ra sự giằng co giữa bên là thương hiệu và báo chí. Lúc này, người viết PR phải giải quyết mẫu thuẫn này để kết quả kết cùng là bài viết được đăng tải, đảm bảo quyền lợi cho chính mình.
Khi làm việc với đối tác là báo chí cần nắm thật rõ các yêu cầu của từng tờ báo, từng trang tin, biết họ không cho PR kiểu này, chấp nhận PR kiểu kia… Từ đó, ngay từ đầu định hướng cho khách hàng và tránh tuyệt đối trong bài để không dẫn tới việc bị chỉnh sửa. Bạn cũng nên nói chuyện trước với về các nội dung và quy định của báo để khách hàng hiểu và không bị bất ngờ khi bị chỉnh sửa từ báo. Đây là chiến thuật “rào trước, đón sau”.
Với những trường hợp phát sinh ngoài dự kiến, người viết PR có vai trò điều hòa cả 2 bên để bài viết có thể nhanh chóng được đăng tải.
Kết
Những người viết PR như chúng tôi vẫn hay nói với nhau rằng bài PR đăng báo là thể loại lai tạo giữa “báo chí” và “quảng cáo”. Bởi nó cần đảm bảo việc cung cấp các thông tin hữu ích cho người dùng đồng thời quảng bá những điểm nổi bật của thương hiệu. Một bài PR đăng báo có thể không đủ để tăng ngay doanh số bán hàng nhưng chắc chắn uy tín và độ tin cậy sẽ được nâng cao.
Người viết PR cần hiểu rõ đặc trưng bài viết mình sẽ thực hiện và khéo léo thể hiện ý đồ sao cho hài hòa nhất. Không có công thức nhất định nào cho một bài PR hay và ấn tượng mà người viết phải linh động trong từng trường hợp cụ thể.
Cảm ơn quý bạn đọc đã theo dõi bài viết. Chúc các bạn có những bài PR hiệu quả.
Thúy Vi / BRANDCOM
Để được tư vấn, hỗ trợ viết bài PR, booking quảng cáo báo chí liên hệ ngay:
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG THƯƠNG HIỆU VIỆT NAM
? VPGD: Tầng 15, Tòa Nhà HL Tower, Số 82 Duy Tân, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
? Phone: 039.272.6666
☎️ Tel: 024.6689.7777
?E-Mail: info@brandcom.vn
?Văn Phòng HCM: Tầng 12 Tòa Nhà ACB Tower, Đường CMT8, Phường 11, Quận 3, TP HCM
☎️Hotline: 0356.333.555
?E-Mail: vphcm@brandcom.vn