Theo các nhà nghiên cứu của Trường Đại học Cambridge của Anh thì phát thanh, truyền hình công (của nhà nước) đang đứng giữa ngã tư đường – hoặc chí ít cũng là ngã ba đường, trong một thời gian dài. Tuy nhiên, vấn đề không phải là chọn con đường nào mà là làm thế nào để xác định đúng vị trí, cách tồn tại và phát triển của mình. Hay nói cách khác là phải xác định vai trò, tác dụng, hiệu quả hoạt động của các đài phát thanh, truyền hình công trong kỷ nguyên số hóa.
Năm 2010, Hội đồng châu Âu đã xác định 04 sự biến đổi về cấu trúc ảnh hưởng tới các tổ chức phát thanh, truyền hình công, bao gồm: (1) Số hóa (lộ trình số hóa); (2) Sự thay đổi thói quen tiếp cận thông tin của khán, thính giả; (3) Những áp lực giữa chính trị và kinh tế; (4) Sự cạnh tranh về quảng cáo thương mại.
Viện Xã hội Mở (Open Society Institute) năm 2011 đã đặt tên cho một báo cáo về phát thanh, truyền hình công, đã lấy tiêu đề “Tương lai hay là chết”. Theo bản báo cáo này, có 3 lý do chính dẫn tới khủng khoảng trong ngành phát thanh, truyền hình công ở châu Âu.
Người xem truyền hình dành nhiều thời gian để xem các video online gấp đôi so với các khán giả xem truyền hình truyền thống. Việc chuyển sang số hóa giúp định vị lại vai trò của phát thanh, truyền hình, nó không chỉ tạo ra khó khăn, thách thức mà nó còn mang lại rất nhiều cơ hội mới và lớn.
Sự phát triển của Internet và việc thay đổi cách thức truy cập vào nhiều nguồn phương tiện truyền thông đã bắt buộc các tập đoàn truyền thông phải tiến hành tìm hiểu sâu hơn, nghiên cứu kỹ hơn về cách công chúng sử dụng các công nghệ truyền thông mới, về cách họ tiếp cận và tương tác với các nội dung phát sóng của các đài phát thanh, truyền hình.
Sau Na Uy, dự kiến sẽ có nhiều nước trên thế giới sẽ từng bước thực nghiệm và tiến tới từ bỏ sóng FM để chuyển hoàn toàn sang phát sóng bằng công nghệ số. Các lí do chính được đưa ra cho sự chuyển đổi sang công nghệ số là: (1) Chất lượng âm thanh tốt hơn; (2) Tích hợp và đồng bộ hoá được radio với các loại hình truyền thông khác như chạy text, hình ảnh, web; (3) Khả năng phát podcast; (4) Chi phí vận hành rẻ hơn nhiều lần (trong trường hợp ở Na Uy là rẻ hơn 8 lần) so với phát sóng truyền thống.
Tác động của công nghệ, mạng xã hội đối với các cơ quan báo chí và công chúng ngày càng lớn, đây vừa là thách thức, vừa là cơ hội không nhỏ đối với báo chí và cả xã hội. Nhanh nhưng phải đảm bảo tính chính xác, tính khoa học, tính nhân văn, có trách nhiệm cao với xã hội, thể hiện được bản lĩnh chính trị, năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp vẫn là yêu cầu hàng đầu đối với phóng viên, nhà báo trong bất kỳ thời đại nào.
Công Ty Truyền Thông Thương Hiệu Việt Nam được thành lập vào tháng 7 năm 2008 với tâm huyết mang đến cho khách hàng những Sản phẩm, dịch vụ chất lượng, uy tín và cạnh tranh. Thương hiệu Brandcom đã xây dựng được vị thế là Công ty truyền thông hàng đầu Việt Nam, Chúng tôi hiện cung cấp các dịch vụ như quảng cáo trên xe taxi, Quảng cáo xe Buýt, Quảng cáo Frame-LCD, booking truyền hình, truyền thanh VOV, Quảng cáo báo điện tử, Quảng cáo báo giấy, tạp chí …
Về Quảng cáo trên VOV
– Các kênh VOV quảng cáo phổ biến: VOV Giao Thông, Xonefm, VOV1,2,3
+ VOV Giao thông:
VOV giao thông là kênh phát thanh chuyên biệt về thông tin giao thông và giải trí, được Đài tiếng nói Việt Nam đầu tư công nghệ hiện đại nhất.
VOV giao thông có lượng khán thính giả ổn định và không ngừng tăng nhanh bởi thông tin chương trình hữu ích và quan trọng đối với người nghe, đặc biệt là những người tham gia giao thông về tình trạng tắc đường.
Thính giả của kênh VOV giao thông khá đa dạng từ Doanh nhân, tài xế, nhân viên văn phòng, sinh viên, công nhân, đến những người nội trợ…
+ Xone FM
Xone FM hay Xone Radio là chương trình âm nhạc hướng tới đối tượng chính là vị thành niên (18 đến 35 tuổi) trên tần số 89 MHz. Chương trình được phát sóng vào tất cả các ngày trong tuần, với thời lượng phát sóng mỗi ngày là 12 giờ.
Nội dung chính của Xone Radio là phát các ca khúc trong và ngoài nước mới, hấp dẫn, đã và đang được rất nhiều người yêu thích. Ngoài ra xen lẫn giữa các bài hát còn có các quảng cáo đa dạng của nhiều thương hiệu khác nhau.
+ VOV1,2,3:
VOV1 (Ban thời sự): phát sóng 24h/24h cung cấp thông tin nhanh nhất về các vấn đề thời sự và chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn học nghệ thuật cho thính giả trong và ngoài nước…
VOV2 (Ban Văn hoá – Xã hội): phát sóng từ 05h00 đến 24h00 hàng ngày trên sóng ngắn, sóng trung và sóng FM phủ khắp cả nước.
VOV3 – One Radio (Ban âm nhạc): phủ sóng FM toàn quốc với thời lượng 24 giờ hàng ngày. Đây là hệ chương trình đầu tiên của Đài Tiếng nói Việt Nam phát trên sóng FM đạt chất lượng âm thanh cao. Hệ chương trình đã được thính giả hoan nghênh, nhất là lớp trẻ. Không gian âm nhạc được mở rộng, chương trình phong phú, thể hiện sống động, chất lượng âm thanh cao.
+ Quảng cáo trên loa phát thanh: Phạm vi phát thanh rộng lớn với nội dung phát truyền thanh được kiểm duyệt chặt chẽ, phát trực tiếp, thường xuyên và liên tục. Tiếp cận được nhiều đối tượng, nhiều độ tuổi khác nhau, ở nhiều khu vực khác nhau cùng chi phí quảng cáo thấp
+ Quảng cáo đài phát thanh địa phương: Một số đài phát thanh địa phương: Hà Nội, Hải Phòng, Phú Yên, Bắc Giang, Bình Dương, Cần Thơ,…