Hiện nay, trong ngành Marketing có rất nhiều hình thức thanh toán quảng cáo được nhiều advertiser áp dụng như CPM, CPA, CPC… Nhưng không phải ai cũng hiểu về cá thuật ngữ đó. Đặc biệt, hình thức CPS đang được nhiều nhà quảng cáo áp dụng.

Khái niệm về CPS (Cost Per Sale)   

CPS là phương thức quảng cáo mà ở đó chi phí quảng cáo được thanh toán dựa trên doanh thu bán hàng. Khi khách hàng thực hiện mua sắm trên trang của nhà bán lẻ sau khi được chuyển tới thông qua link quảng cáo hoặc banner được đặt tại các trang liên kết, thì các nhà bán lẻ sẽ trích một phần doanh thu của mình để chi trả cho các trang web liên kết.

Vì sự đảm bảo của CPS là có người đặt mua và đã trả phí thì người bán hàng mới thanh toán chi phí cho nhà quảng cáo, cho nên CPS có giá rất cao so với các hình thức thanh toán quảng cáo như CPM, CPC. CPS chính là một hình thức thanh toán quảng cáo “chất lượng” nhất cho nhà bán hàng. Nếu mục tiêu của bạn là đơn hàng thì CPS là lựa chọn tuyệt vời.

Ưu và nhược điểm của CPS

Ưu điểm 

– CPS là hình thức rủi ro thấp và mang lại lợi nhuận cao. Bạn sẽ chỉ phải trả chi phí quảng cáo một khi thu được đơn hàng thành công. Ngoài ra quảng cáo của bạn còn được hiển thị miễn phí cả nghìn lần. Miễn là không có hành động mua hàng nào phát sinh trên quảng cáo đó.

– Tiền hoa hồng nhận được từ CPS khá hậu hĩnh. Nên đối với những người giới thiệu thì CPS là một vùng đất màu mỡ không thể bỏ qua.

– Khác với CPS, đối với CPA, bạn sẽ phải trả ngay chi phí quảng cáo khi người dùng click vào link quảng cáo của bạn (nhưng có thể không mua hàng hoặc để lại thông tin đăng ký).

Nhược điểm

– Nếu sử dụng một hệ thống đo lường thiếu chính xác, bạn sẽ đánh giá sai về hiệu quả CPS và dễ dẫn đến sai phạm trong việc thưởng hay phạt các publisher.

– Đối với người giới thiệu, CPS được xem như một bài toán hóc búa khi phải khiến khách hàng mua thành công sản phẩm của nhà quảng cáo.

– Trong khi đó có nhiều hình thức khác không yêu cầu đơn hàng phải thành công như CPL. Chỉ cần khách hàng hoàn thiện thông tin cá nhân trên các mẫu theo đúng với yêu cầu từ nhà quảng cáo là các publisher đã có thể nhận được hoa hồng.

– Nếu so sánh giữa CPL và CPS thì CPL chắc chắn vẫn là bài toán nhẹ nhàng hơn đối với các publisher.

Vai trò của CPS

– Là mắt xích quan trọng trong quá trình trao đổi, buôn bán giao dịch trong tương lai. Mắt xích này sẽ kết hợp cùng các yếu tố khác tạo nên một môi trường kinh doanh tối ưu hóa chi phí nhất.

– Nhà quảng cáo sẽ phải bỏ ra ít chi phí nhất. Người giới thiệu sẽ được nhận mức hoa hồng hấp dẫn nhất nếu làm tốt.

– CPS mở ra cơ hội tiếp cận thị trường một cách an toàn và rộng rãi cho nhà quảng cáo. Đổi lại nó cũng mang tới công việc online và ổn định cho người giới thiệu.

Chúng tôi mong rằng bài viết về CPS sẽ hữu ích với bạn. Nếu muốn tìm hiểu thêm thông tin chi tiết về khái niệm của các từ ngữ chuyên ngành truyền thông hãy tìm đọc các bài viết trong mục kiến thức tại trang web của Brandcom

Để tìm hiểu thêm những kiến thức khác nhau về các hình thức quảng cáo. Vui lòng truy cập trang web: https://brandcom.vn/

CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG THƯƠNG HIỆU VIỆT NAM
? VPGD: Tầng 15, Tòa Nhà HL Tower, Số 82 Duy Tân, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
? Phone: 039.272.6666
☎️ Tel: 024.6689.7777
?E-Mail: info@brandcom.vn

?Văn Phòng HCM: Tầng 12 Tòa Nhà ACB Tower, Đường CMT8, Phường 11, Quận 3, TP HCM
☎️Hotline: 0356.333.555
?E-Mail: vphcm@brandcom.vn