Quảng cáo báo chí không nên giới hạn về số lượng. Nhiều ý kiến đóng góp trong quá trình xây dựng Luật Quảng cáo theo hướng nên giao quyền quyết định thời lượng, số lượng quảng cáo cho người đứng đầu cơ quan báo chí.

Tham khảo báo giá quảng cáo trên báo online:

Bảng giá quảng cáo banner báo dân tríBảng giá bài pr trên báo vnexpress
Bảng giá bài pr báo 24h.com.vnBảng giá bài pr trên báo vietnamnet
Bảng giá bài PR trên CafeF.vnBảng giá bài PR trên kenh14.vn

Theo Pháp lệnh Quảng cáo ban hành năm 2001 về quảng cáo báo chí, báo in và báo điện tử được quảng cáo không quá 10% diện tích, báo nói và báo hình được quảng cáo không quá 5% thời lượng của chương trình.

Quảng cáo cũng là thông tin

Là đơn vị quản lý nhà nước về báo chí, song với tư cách là người đã từng làm báo và hiểu báo chí, ông Phạm Quốc Bản, Giám đốc Sở TT&TT Hà Nội cho rằng, có nhiều lý do không nên có quy định giới hạn đối với quảng cáo trên báo chí. Trước hết bản chất báo chí là thông tin, vì thế phải thông tin tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, trong đó quảng cáo là một hình thức thông tin về hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm hoặc đơn vị nào đó. “Báo chí nước ta hiện vẫn là đơn vị phải hạch toán độc lập, phải tự nuôi bộ máy của mình, tự cân đối thu chi, vì vậy không nên hạn chế quảng cáo để các báo có nguồn thu cho mình“, ông Bản nói.

Đồng tình với quan điểm này, theo ông Đặng Khắc Thắng, Phó Giám đốc Sở TT&TT Nghệ An thì không nên giới hạn số lượng quảng cáo mà cái cần giới hạn đó là tránh những quảng cáo sai sự thật, không đúng hồ sơ thủ tục, nghĩa là nội dung quảng cáo phải tốt. “Cái không thực tế của quy định này là ở chỗ, bản thân nền kinh tế chúng ta đang đi theo cơ chế thị trường, khuyến khích để các doanh nghiệp quảng bá sản phẩm để phát triển thị trường, để tăng trưởng sản xuất kinh doanh, thì liệu có nên giới hạn quảng cáo trên báo chí. Một lý do rất thực tế khác là quảng cáo cũng là một nội dung thông tin cho người đọc”, ông Thắng phân tích.

Tuy nhiên, theo ông Thắng, việc xóa hoàn toàn “hạn ngạch” quảng cáo chỉ nên thực hiện đối với báo in và báo điện tử, còn với truyền hình cần có sự khống chế diện tích của quảng cáo trên màn hình và thời điểm phát quảng cáo chứ không nên hạn chế số lượng quảng cáo. Chẳng hạn, cần quy định trên màn hình chỉ được chạy một “bo” quảng cáo với diện tích khoảng 15-20% diện tích màn hình là tối đa, bởi nếu quá to sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của người xem. Đồng thời, cần cấm xen quảng cáo trong các chương trình thời sự, chính trị, phim truyện. Tốt nhất, cần có chính sách khuyến khích các đài truyền hình xây dựng riêng một kênh giải trí và quảng cáo, quảng cáo trên truyền hình càng nhiều càng tốt bởi tác động truyền thông quảng cáo của truyền hình vẫn tốt hơn các loại hình báo chí khác.

Nên để tổng biên tập chủ động

Trên phương diện người trong cuộc, lãnh đạo các cơ quan báo chí đương nhiên rất đồng tình và ủng hộ quan điểm sửa các quy định về quảng cáo trên báo chí theo hướng nới rộng tối đa cho các tờ báo. “Một tờ báo nếu quá nhiều quảng cáo mà ít nội dung hoặc nội dung không có giá trị thì không ai đọc tờ đó cả, mà đã không có người đọc thì lúc đó sẽ không còn cơ hội cho quảng cáo nữa. Vì thế, việc quyết định số lượng quảng cáo như thế nào cho phù hợp với trang nội dung thì các tổng biên tập sẽ phải là người cân nhắc đầu tiên”, lãnh đạo một tờ báo ngành có “sức hút” quảng cáo khá lớn phát biểu.

Quảng cáo trên báo chí không nên giới hạn về số lượng

Quảng cáo trên báo chí không nên giới hạn về số lượng

Tỷ lệ 5% đối với báo hình cũng được các nhà đài than là quá ít, tuy nhiên, với thực tế quảng cáo trên truyền hình hiện nay thì khán giả lại cho rằng đang bị “bội thực” quảng cáo và bị buộc phải xem quảng cáo quá nhiều. Để hài hòa cả hai phía lợi ích, các kiến nghị sửa đổi quảng cáo trên báo chí cho rằng, truyền hình nên hạn chế quảng cáo trong các chương trình thời sự, các kênh chính thống do Nhà nước bỏ vốn đầu tư và duy trì hoạt động nhằm đảm bảo chất lượng của thông tin chính trị, còn với các kênh thương mại, giải trí thì không nên hạn chế. Vấn đề đáng quan tâm và cũng cần các cơ quan quản lý Nhà nước vào cuộc chính là quản lý để sao cho nội dung quảng cáo đó thực sự lành mạnh, thông tin có thật, những sản phẩm không đúng sự thật không những phải hạn chế mà còn phải có chế tài xử lý thật nặng.

Quảng cáo báo chí không nên giới hạn về số lượng

“Cần phải thấy rằng, một tờ báo có nhiều quảng cáo thì đó là một tín hiệu đáng mừng bởi doanh nghiệp làm ăn được thì mới quảng cáo, tờ báo có nội dung tốt, có lượng phát hành lớn thì mới có nhiều quảng cáo. Các cơ quan quản lý chỉ nên kiểm soát về nội dung thông tin, còn tỷ lệ là bao nhiêu nên để cho các tổng biên tập, giám đốc báo, đài tự lo. Nếu không tự chủ được thông tin, tự họ sẽ làm mất bạn đọc của mình”, ông Phạm Quốc Bản đề xuất.

Ông Hoàng Hữu Lượng, Cục trưởng Cục Báo chí (Bộ TT&TT) cho biết, những kiến nghị của các cơ quan báo chí nêu trên cũng đã được Bộ TT&TT đề nghị với ban soạn thảo Luật Quảng cáo (chỉnh sửa trên cơ sở Pháp lệnh Quảng cáo) do Bộ VHTTDL chủ trì. Hiện nay, để tháo gỡ phần nào cho các báo có nhiều quảng cáo, quy định cũng đã cho phép các báo được xin ra phụ trương quảng cáo với số lượng trang phụ trương không vượt quá số trang báo chí và không được tính vào giá bán báo. “Tiến tới, quy định có thể sẽ mở rộng hơn, không hạn chế đối với số lượng trang của phụ trương báo. Tuy nhiên, việc giới hạn tỷ lệ phần trăm đối với quảng cáo trên báo chí vẫn cần phải giữ bởi mục đích chính của báo chí phải là nội dung thông tin. Báo nào có nhiều quảng cáo có thể xin ra phụ trương, không ai cấm điều đó”, ông Lượng cho biết.

Theo Ictnews

CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG THƯƠNG HIỆU VIỆT NAM
VPGD: Tầng 15, Tòa Nhà HL Tower, Số 82 Duy Tân, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
Phone: 039.272.6666
Tel: 024.6689.7777 / 024.6689.7777
E-Mail: info@brandcom.vn
Văn Phòng HCM
Tầng 12 Tòa Nhà ACB Tower, Đường CMT8, Phường 11, Quận 3, TP HCM
Hotline: 01656.333.555
E-Mail: vphcm@brandcom.vn