Quảng cáo trên Truyền Hình luôn là hình thức quảng cáo có vị trí quan trọng hàng đầu với các doanh nghiệp. Trong quảng cáo truyền hình hiện nay có rất nhiều những thuật ngữ chuyên ngành mà các doanh hiệu khi lựa chọn dịch vụ cần chú ý tới.

1. Quảng cáo trên Truyền Hình

Quảng cáo trên hình truyền xuất hiện từ những năm 50 của thế kỉ XX và trở nên rất phổ biến cho tới ngày nay. Quảng cáo Truyền Hình xen kẽ vào các chương trình truyền hình như gameshows, phim ảnh, bản tin, thời sự…quảng cáo trên truyền hình là cách khiến cho người xem tiếp nhận quảng cáo một cách thụ động mà hiệu quả. Loại hình quảng cáo hiệu quả này ngày càng phát triển với nhiều hình thức khác nhau (Quảng cáo bằng TVC, Pop – up, logo, chạy chữ panel trong khi đang phát các chương trình, Giới thiệu doanh nghiệp qua chương trình tư vấn, tài trợ chương trình,thông tin đơn giản).

Quảng cáo truyền hình là hình thức quảng cáo cho sản phẩm hoặc hình ảnh doanh nghiệp qua các kênh Truyền Hình đến người xem. So với báo chí hay radio, quảng cáo truyền hình cho phép bạn tiếp cận với số lượng lớn khán giả, dễ dàng cho họ biết sản phẩm dịch vụ của mình. Thông thường, quảng cáo sẽ tiếp cận người tiêu dùng vào lúc họ tập trung nhất để đảm bảo hiệu quả. Quảng cáo trên truyền hình đã trở thành một phần tất yếu trong các chương được phát sóng trên trong đời sống hàng ngày của mọi người. Vì vậy, hình thức quảng cáo trên Truyền hình là lựa chọn tối ưu nhất cho các doanh nghiệp.

2. Ưu điểm vượt trội của quảng cáo truyền hình

Quảng cáo trên Truyền hình có rất nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với những hình thức quảng cáo khác. Các nhãn hàng và doanh nghiệp thường hay lựa chọn Quảng cáo Truyền Hình vì hình thức này có rất nhiều lợi ích giúp chiến dịch quảng cáo đạt hiệu quả cao nhất:
• Thu hút nhiều khán giả hơn các phương thức truyền thông như báo chí và radio.
• Dễ dàng tiếp cận với mọi đối tượng khách hàng.
• Quảng cáo trên truyền hình TV truyền tải thông điệp hiệu quả hơn với hình ảnh, âm thanh, ánh sáng. Giúp người xem thích thú và gây sự chú ý đến mọi người.
• Theo khảo sát, 63% người xem đều tin tưởng quảng cáo trên truyền hình. Vì vậy quảng cáo trên Truyền Hình tạo sự tín nhiệm hơn đối với công ty, sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp bạn.
• Quảng cáo sáng tạo và mang cá tính quảng cáo, sẽ đặc biệt hiệu quả đối với các doanh nghiệp nhỏ chủ yếu dựa vào khách quen.
• Khi phát quảng cáo trên sóng truyền hình, thông điệp quảng cáo có khả năng tiếp cận đến khoảng 60% các hộ gia đình.
• Quảng cáo có thể được phát sóng lặp đi lặp lại giúp người xem ghi nhớ về thương hiệu/ sản phẩm

3. Những thuật ngữ trong quảng cáo truyền hình

Đối tượng mục tiêu: Đối tượng mục tiêu (Target Audience) là một nhóm khách hàng mục tiêu mà chiến dịch quảng cáo hướng đến. Đối tượng mục tiêu được chia thành các nhóm khác nhau theo nhân Mỗi nhóm đối tượng thường có sở thích, hành vi chung nhất định. Vì vậy các nhóm người này chính là những khách hàng tiềm năng mà doanh nghiệp hướng để bán dịch vụ/ sản phẩm của mình.

Tổng thể (Universe): Thuật ngữ Universe trong quảng cáo Truyền Hình có nghĩa là quy mô dân số tham chiếu. Quy mô dân số tham chiếu là nhóm người đại diện cho nhóm khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp, mang đầy đủ các đặc tính về hành vi và địa lí của nhóm đối tượng mục tiêu đó.

Số mẫu (Sample size): Mẫu là một thuật ngữ thường dùng trong thống kê và nghiên cứu thị trường. Khi cần khảo sát, chọn ngẫu nhiên một số mẫu từ một số lượng cá nhân trong tập đối tượng lớn cần khảo sát (những người có thể đại diện cho tổng thể). Số lượng mẫu (100 người trở lên) rất quan trọng nhằm thu thập được những kết quả nghiên cứu chính xác.

Rating: Chỉ số rating dùng để chỉ số lượng khán giả bình quân trên 1 phút quảng cáo được tính bằng % dân số hoặc nhóm đối tượng, mục tiêu cụ thể. Thông thường chỉ số Rating được biểu hiện theo tỉ lệ phần trăm tương đối (Rtg %) hoặc số lượng tuyệt đối Rtg (000). Dựa vào chỉ số rating này, các đài truyền hình, doanh nghiệp sẽ biết được sự phản ứng tương đối chính xác của quy mô dân số tham chiếu với những sản phẩm thuộc thương hiệu của mình.

GRP (Gross Rating Point): Tổng điểm đánh giá (GRP) là số liệu để đo lường tác động của một chiến dịch quảng cáo nhất định. GRP định lượng số lần hiển thị theo tỷ lệ phần trăm của đối tượng mục tiêu, nhân với tần suất đối tượng đó nhìn thấy quảng cáo. Nó được sử dụng phổ biến nhất trong các định dạng quảng cáo truyền thống, nơi không thể đo lường chính xác. GRP = tổng Rtg%. Có thể cộng GRP của các campaign khác nhau nhưng phải cùng Target audience và Thị trường.

Reach: Là số người xem không trùng lặp. Reach luôn bé hơn hoặc bằng 100%. Reach không thể tự tính toán mà phải từ kết quả đo lường của phần mềm Kantar

Frequency (OTS): OTS – OPPORTUNITY TO SEE, là số lần xem trung bình mà đối tượng mục tiêu nhìn thấy quảng cáo trong một chiến dịch.

Effective Frequency: Hay còn được gọi là tần suất hiệu quả : Là số lần tối thiểu mà đối tượng mục tiêu nên nhìn thấy quảng cáo để truyền đạt được thông điệp quảng cáo một cách hiệu quả.

SOS – Share of Spend: Tỷ lệ phần trăm theo chi tiêu quảng cáo.

SOV – Share of voice: Tỷ lệ phần trăm theo GRP, thể hiện mức độ cạnh tranh hiện diện trong ngành. SOS và SOV phụ thuộc vào 2 yếu tố: Mức độ đầu tư QC và chiến lược mua của Brand; Mức độ đầu tư quảng cáo của ngành/ thị trường.

PPL: Hay còn được gọi là Quảng cáo gián tiếp. Là phương pháp quảng cáo mà sản phẩm được đưa trực tiếp vào phim ảnh, chương trình truyền hình, video âm nhạc… để tiếp cận người xem một cách khéo léo, tự nhiên.

Quảng cáo gián tiếp sản phẩm tại chương trình truyền hình

Liên hệ quảng cáo truyền hình chuyên nghiệp, nhanh chóng và hiệu quả:

CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG THƯƠNG HIỆU VIỆT NAM
🏤 VPGD: Tầng 15, Tòa Nhà HL Tower, Số 82 Duy Tân, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
📞 Phone: 039.272.6666
☎️ Tel: 024.6689.7777
📩E-Mail: info@brandcom.vn
🏢Văn Phòng HCM: Tầng 12 Tòa Nhà ACB Tower, Đường CMT8, Phường 11, Quận 3, TP HCM ☎️Hotline: 0356.333.555
📩E-Mail: vphcm@brandcom.vn