Những điều cần biết khi quảng cáo truyền hình . Với sự đa dạng của nền kinh tế hiện nay, thật khó để có thể có một lĩnh vực hoạt động kinh doanh độc quyền, đa phần các sản phẩm, dịch vụ đều phải cạnh tranh gay gắt với các đối thủ. Chúng ta có thể chạy quảng cáo trên tất cả các phương diện nhưng không có nghĩa là chúng ta độc quyền quảng cáo sản phẩm. Đối thủ cũng có thể làm quảng cáo như chúng ta. Mọi chuyện sẽ như thế nào nếu bạn và các đối thủ của bạn cùng cạnh tranh và liên tục chi thêm tiền cho quảng cáo. Trong cuộc chạy đua quảng cáo này phần thắng có phải thuộc về người có vốn nhiều hơn?. Điều này đúng một phần nhưng chưa phải là tất cả. Hãy tưởng tượng bạn và đối thủ cùng có chiến dịch marketing cho sản phẩm, cùng chi một lượng tiền làm marketing như nhau, sản phẩm của bạn và của đối thủ không khác nhau nhiều nhưng cuối cùng sản phẩm của bạn đã đánh bại sản phẩm của đối thủ. Điều gì làm nên phép màu này? Đó chính là kế hoạch marketing thành công.
Trước khi quảng cáo truyền hình chúng ta cần có một kế hoạch marketing chi tiết và gắn sát với sản phẩm hoặc dịch vụ, thật không dễ dàng để có một kế hoạch marketing hoàn hảo. Bạn sẽ luôn thấy có một nửa chi phí cho marketing không hiệu quả nhưng bạn sẽ rất khó tìm nửa không hiệu quả là nửa nào. Ngay từ bước xây dựng kế hoạch marketing bạn đã phải trả tiền cho kế hoạch này. Đa phần chúng ta giao nó cho một nhân viên yếu kinh nghiệm hoặc chưa hiểu biết nhiều về sản phẩm dịch vụ hoặc chính chúng ta tìm một mẫu kế hoạch marketing trên mạng và chỉnh sửa một chút cho thành kế hoạch của chúng ta. Điều này thật lý thú vì nó giống như câu chuyện cổ “Có một nhà sư không biết chữ nhưng rất muốn gửi thư về cho mẹ, nhà sư không biết làm thế nào, một lần tình cờ đi trên đường nhà sư nhặt được một bức thư rơi ở bên đường, nhà sư vô cùng vui mừng vì nhặt được lá thư, nhà sư đi tới trạm và bỏ thư vào hòm thư và tự nói với mình “con vừa gửi thư cho mẹ đấy”.
Rõ ràng sản phẩm và dịch vụ của bạn có những điểm mạnh yếu riêng, có đối tượng khách hàng, thị trường riêng vì thế kế hoạch marketing phải được đầu tư xây dựng một cách nghiêm túc và tốn thời gian. Hãy xem thêm bài các bước xây dựng kế hoạch marketing của chúng tôi để xây dựng kế hoạch marketing cho bạn. Chúng ta sẽ tiếp tục quay lại vấn đề quảng cáo truyền hình.
Kế hoạch booking quảng cáo
Từ kế hoạch marketing bạn sẽ dễ dàng chọn khung giờ và kênh truyền hình, đài truyền hình để phát quảng cáo TVC của mình. Kế hoạch booking quảng cáo này nên được xây dựng trong kế hoạch marketing. Một số khách hàng của chúng tôi thường không quan tâm tới vấn đề booking truyền hình trước mà làm TVC xong mới chọn kênh và khung giờ phát sóng. Sẽ không sao nếu chúng ta đã từng phát sóng và đã có kinh nghiệm tốt về việc chọn này. Với những khách hàng mới bắt đầu quảng cáo truyền hình các bạn sẽ bị rơi vào ma trận khung giờ, ma trận đài, kênh truyền hình vì Việt nam hiện có tới gần 200 kênh truyền hình việc quyết định quảng cáo ở đâu, thời gian nào không phải việc đơn giản. Hãy tìm hiểu điều này ngay từ khi lên kế hoạch marketing.
Xin giấy phép quảng cáo truyền hình
Giấy phép quảng cáo truyền hình thông thường do đài truyền hình nhận phát quảng cáo thẩm định nội dung và cấp mã quảng cáo. Tuy nhiên có nhiều trường hợp trước khi xin giấy phép quảng cáo truyền hình của nhà đài khách hàng phải xin các giấy phép ngành dọc với các sản phẩm đặc thù như: Quảng cáo thuốc trên truyền hình, quảng cáo thực phẩm trên truyền hình, quảng cáo mỹ phẩm trên truyền hình, quảng cáo trang thiết bị y tế trên truyền hình, quảng cáo dược phẩm, quảng cáo thực phẩm chức năng trên truyền hình, chương tình khuyến mại…
Các giấy phép phụ cần có trước khi xin giấy phép quảng cáo của nhà đài
• Hồ sơ xin quảng cáo thực phẩm chức năng
Tổ chức, cá nhân trước khi quảng cáo thực phẩm phải gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký quảng cáo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Cục an toàn thực phẩm), bao gồm:
Những điều cần biết khi quảng cáo truyền hình
– Giấy đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm;
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp hoặc giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài (Bản sao có dấu của tổ chức, cá nhân đăng ký nội dung quảng cáo);
– Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với những sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật) hoặc giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp (Bản sao có dấu của tổ chức, cá nhân đăng ký nội dung quảng cáo);
– Bản thông tin chi tiết về sản phẩm đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận (Bản sao có dấu của tổ chức, cá nhân đăng ký nội dung quảng cáo);
– Sản phẩm quảng cáo thực phẩm; Tài liệu tham khảo, tài liệu khoa học chứng minh cho thông tin quảng cáo trong trường hợp nội dung quảng cáo không có trong Bản thông tin chi tiết về sản phẩm đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.
– Trong trường hợp tài liệu chứng minh được viết bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt. Toàn bộ tài liệu phải đóng dấu giáp lai của tổ chức, cá nhân đăng ký nội dung quảng cáo;
– Mẫu nhãn sản phẩm đã được cơ quan y tế có thẩm quyền chấp thuận (Bản sao có dấu của tổ chức, cá nhân đăng ký nội dung quảng cáo).
– Cục An toàn thực phẩm là nơi có thẩm quyền cấp “Giấy xác nhận nội dung quảng cáo” thực phẩm chức năng.
• Hồ sơ xin quảng cáo thực phẩm gồm:
– Bản sao giấy tiếp nhận hồ sơ đăng ký quảng cáo (cho các sản phẩm) trước đây
– Giấy công bố vệ sinh an toàn thực phẩm của sản phẩm (02 bản sao)
– Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn TP của nhà máy (02 bản sao)
– Giấy đăng ký kinh doanh (02 bản sao)
– Kịch bản của thước phim quản cáo (02 bản sao) (đóng dấu treo công ty)
– 02 Đĩa DVD (chèn tên, địa chỉ công ty xin giấy phép quảng cáo)
• Hồ sơ xin quảng cáo dược phẩm gồm:
– Giấy đăng ký kinh doanh sản sao công chứng
– Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam
– Kịch bản của thước phim quảng cáo (02 bản sao) (đóng dấu treo công ty)
– 02 Đĩa DVD (chèn tên, địa chỉ công ty xin giấy phép quảng cáo)
• Hồ sơ quảng cáo trang thiết bị y tế:
– Giấy đăng ký kinh doanh bản sao công chứng
– Chứng nhận quản lý ISO nhà máy, hoặc bản công bố phù hợp tiêu chuẩn EC
– Giấy phép lưu hành sản phẩm tại nước sở tại
– Catalog sản phẩm (bản gốc và bản sao dịch tiếng Việt đóng dấu công ty)
– Đĩa CF quảng cáo
– Giấy ủy quyền phân phối hàng hóa hoặc giấy chứng nhận độc quyền
• Hồ sơ quảng cáo mỹ phẩm
– Giấy đăng ký kinh doanh bản sao công chứng
– Giấy chứng nhận đăng ký lưu mỹ phẩm tại Việt Nam
– Kịch bản của thước phim quảng cáo (02 bản sao) (đóng dấu treo công ty)
– 02 Đĩa DVD (chèn tên, địa chỉ công ty xin giấy phép quảng cáo)
• Hồ sơ chương trình khuyến mại
– Văn bản đề nghị thực hiện chương trình khuyến mãi theo mẫu của Bộ thương mại. Nội dung đăng ký thực hiện chương trình khuyến mại, bao gồm: Tên chương trình khuyến mại, địa bàn khuyến mại, hàng hóa, dịch vụ đuợc khuyến mại, hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, thời gian khuyến mại, khách hàng của chương trình khuyến mại.
– Thể lệ chương trình khuyến mại
– Mẫu vé số dự thưởng đổi với chương trình khuyến mại có phát hành vé số dự thưởng
– Hình ảnh hàng hóa khuyến mại và hàng hóa dùng để khuyến mại
– Mẫu bằng chứng trúng thưởng (nếu có)
– Bản sao giấy xác nhận về chất lượng của hàng hóa khuyến mại, hàng hóa dùng để khuyến mại theo quy định của pháp luật
Xin cấp mã băng quảng cáo truyền hình
Để quảng cáo truyền hình khách hàng bắt buộc phải có mã băng. Mã băng quảng cáo là ký hiệu ở đài truyền hình để xác định đoạn băng nào được phát hành nhằm tránh nhầm lẫn. Một đoạn quảng cáo trên truyền hình (TVC hoặc tự giới thiệu) đều có duy nhất 1 mã băng.
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG THƯƠNG HIỆU VIỆT NAM
VPGD: Tầng 15, Tòa Nhà HL Tower, Số 82 Duy Tân, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
Phone: 039.272.6666
Tel: 024.6689.7777 / 024.6689.7777
E-Mail: info@brandcom.vn
Văn Phòng HCM
Tầng 12 Tòa Nhà ACB Tower, Đường CMT8, Phường 11, Quận 3, TP HCM
Hotline: 01656.333.555
E-Mail: vphcm@brandcom.vn