Vừa qua mình thực hiện một dự án theo sở thích cá nhân là làm Vietsub cho TVC quảng cáo Nhật Bản (Japan TVCM) nhằm giới thiệu và chia sẻ TVC quảng cáo của Nhật Bản, thông qua đó truyền tải những ý tưởng và Insight của quảng cáo Nhật Bản đến với bạn xem Việt Nam.

Sau một thời gian quan sát mình có một số nhận xét cá nhân về TVC quảng cáo của Nhật Bản muốn được chia sẻ với bạn đọc của Brands Vietnam.

1. Mang nhiều yếu tố văn hóa lồng ghép bên trong

Nhật Bản là một đất nước có nhiều nét văn hóa đặc sắc, kết hợp với tinh thần dân tộc cao nên các TVC thường lồng ghép nhiều các yếu tố văn hóa vào bên trong (chữ viết, mối quan hệ bề trên bề dưới, lễ hội truyền thông,…). Do đó đôi khi TVC Nhật Bản đòi hỏi người xem phải có hiểu biết sâu sắc về văn hóa truyền thông của Nhật Bản mới hiểu được cái hay của nó.

Ví dụ TVC quảng cáo của Delivery sử dụng hình ảnh Ninja và TVC khác của Converse Nhật Bản sử dụng hình ảnh võ sĩ Sumo.

2. Người xem không biết quảng cáo gì cho đến cuối của TVC

Thông thường, đối với TVC thì việc cho người xem biết sản phẩm càng sớm càng tốt vì người xem có thể bỏ qua đoạn sau của quảng cáo. Tuy nhiên rất nhiều TVC quảng cáo của Nhật Bản thì người xem dường như sẽ không biết đang quảng cáo cho sản phẩm gì cho đến gần cuối của TVC. Đây là một thủ thuật nhằm gợi sự tò mò cho người xem cũng như tạo sự bất ngờ ở phút cuối.

TVC quảng cáo của nhãn hàng đồng hồ Wicca:

3. Ưa chuộng sử dụng người nổi tiếng
Việc sử dụng người nổi tiếng để giới thiệu cho sản phẩm không còn là điều mới mẻ. Tuy nhiên các TVC quảng cáo của Nhật Bản khá là chuộng sử dụng người nổi tiếng và lựa chọn khá kĩ người nổi tiếng cho phù hợp với thương hiệu và hình ảnh của công ty.

TVC quảng cáo của LINE sử dụng nữ diễn viên Satomi Ishihara:

Nếu so sánh quảng cáo Nhật và Mỹ thì TVC quảng cáo của Nhật thường sử dụng người nổi tiếng, thông qua hình ảnh của người nổi tiếng để tạo nên cảm quan đối với người xem trong một khoảng thời gian ngắn của TVC và giới thiệu sản phẩm. Ngược lại CM của Mỹ với độ dài 30-60 s thì sẽ tập trung vào việc dùng sự thú vị của ý tưởng sáng tạo và hiệu ứng hình ảnh để thu hút người xem. Chính vì vậy, TVC của Mỹ có khả năng làm cho người xem hiểu sâu sắc hơn về sản phẩm.

4. Không so sánh sản phẩm dịch vụ của công ty đối với đối thủ cạnh tranh

Ở thế giới chúng ta thường thấy một số quảng cáo so sánh nổi tiếng giữa Coca-Cola và Pepsi hay là Burger King với McDonald’s, ở Việt Nam thì là các nhãn hàng bột giặt và nước chấm. Việc so sánh giúp người tiêu dùng có thể có những đánh giá trực quan dễ hiểu về sự khác biệt cũng như ưu điểm của sản phẩm, dịch vụ. Tuy nhiên đối với các TVC quảng cáo Nhật Bản thì đây dường như là điều có thể gọi là cấm kỵ đối với ngành quảng cáo Nhật Bản. Do đó hiếm mà có thể thấy các TVC quảng cáo Nhật Bẩn sử dụng hình thức so sánh sản phẩm của họ đối với đối thủ cạnh tranh.

5. Chất lượng quay TVC

Mặc dù không thiên về việc sử dụng các cảnh quay hành động đòi hỏi kĩ xảo hình ảnh cao, tuy nhiên các TVC quảng cáo Nhật Bản rất được chăm chút tỉ mỉ về cảnh quay, ánh sáng, hình ảnh và âm thanh. Do đó rất hiếm có thể thấy các hạt sạn về kĩ thuật quay trong TVC của Nhật Bản.

TVC quảng cáo cho gạo nông sản của tỉnh Niigata:

Kết luận

TVC quảng cáo cua mỗi quốc gia đều bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau như thị hiếu người xem, văn hóa, giá trị quan, trường lớp đào tạo. Trên đây chỉ là quan điểm cá nhân dựa trên quá trình xem qua các TVC quảng cáo của Nhật Bản và tham khảo một số tài liệu nói về đặc trưng của TVC Nhật Bản.

CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG THƯƠNG HIỆU VIỆT NAM
VPGD: Tầng 15, Tòa Nhà HL Tower, Số 82 Duy Tân, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
Phone: 039.272.6666
Tel: 024.6689.7777 / 024.6689.7777
E-Mail: info@brandcom.vn
Văn Phòng HCM
Tầng 12 Tòa Nhà ACB Tower, Đường CMT8, Phường 11, Quận 3, TP HCM
Hotline: 0356.333.555
E-Mail: vphcm@brandcom.vn