Nhu cầu kết nối của mọi người trên Social Media (truyền thông xã hội) tăng cao trong năm 2020, tăng 10,5% và hiện chiếm hơn một nửa dân số thế giới.

Trong một số báo cáo còn cho thấy rằng trung bình mỗi giây có đến 12 người dùng mới xuất hiện trên các mạng xã hội. Điều đó minh chứng các xu hướng truyền thông xã hội đang tăng lên nhanh trong năm qua.

Socia Media sẽ chứng kiến sự xuất hiện của nhiều “trend” mới, sự biến mất của các “trend” cũ, đồng thời cũng có những “trend” được giữ lại và sẽ tiếp tục phát triển trong năm nay.

1. Xu hướng phát trực tiếp Live-streaming

Phát trực tiếp đã có sự phát triển mạnh mẽ trong năm vừa qua, tăng đến 99% trong thời gian từ tháng 4/2019-4/2020. Mọi người thậm chí xem nội dung trực tiếp trong thời lượng dài hơn 10-20 lần so với các vidoe được mạng xã hội yêu cầu.

Nổi bật là Facebook Live, một trong những nền tảng ưa thích nhất để xem trực tiếp, 78% người sử dụng internet là người xem Live trên Facebook.

Phát trực tiếp trở thành điều khá cần thiết khi đối mặt với đại dịch COVID-19, vì các doanh nghiệp thay đổi cách kết nối khách hàng của họ sang hình thức “ảo” nhiều hơn.

Joy –một công ty công nghệ và lập kế hoạch đám cưới có trụ sở tại San Francisco, ra mắt dịch vụ lập kế hoạch đám cưới ảo. Khi trong mùa dich COVID-19 một đám cưới thông thường không thể diễn ra thì một đám cưới ảo lại phù hợp. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là những dịch kiểu như thế này có còn tiếp tục diễn ra trong tương lai khi mà đại dịch hết.

Để trả lời câu hỏi này, Joy đã làm một cuộc khảo sát và phát hiện ra rằng 64% các cặp đôi sẵn sàng kết hợp yếu tố phát Live vào đám cưới của họ trong tương lai.

Nhìn chung, Live-streaming đã giúp cuộc sống của nhiều người trở nên dễ dàng hơn và họ đang dần quen với hình thức này nhiều hơn.

Nguồn: withjoy.com

Nguồn: withjoy.com

2. Social Commerce – Hoạt động thương mại xã hội

Hoạt động mua bán thương mại trên Social Media ngày càng trở nên phổ biến khi tất cả chúng ta truy cập nhiều và sử dụng các dịch vụ của nó. Bạn có thể bắt gặp một số hình thức thương mại xã hội bất cứ khi nào sử dụng các trang xã hội của mình.

Ví dụ như Facebook Marketplace hoặc các bài đăng có thể mua được trên Instagram. Nói về các bài đăng có thể mua được trên Instagram, không có gì bí mật khi nền tảng này đã thực hiện một bước tiến lớn hơn nhiều theo hướng thương mại xã hội, thay thế tab “Hoạt động” thông thường bằng tab “Mua sắm” và di chuyển tab cũ lên đầu màn hình.

Điều này càng cho thấy hoạt động mua bán trên Social đang mở rộng, cả người mua và người bán đang thay đổi để thích nghi với xu hướng này.

Social Commerce cũng thường được kết hợp với Live-streaming, người bán sử dụng Live để việc mua bán trở nên hấp dẫn và thực tế hơn.

Facebook cũng cho phép người bán đưa ra các liên kết và sản phẩm để quảng bá trực tiếp cho khách hàng, mang lại mức độ thuận tiện và khả năng tiếp cận lớn hơn.

Sự thật là, hoạt động thương mại trên mạng xã hội đã phát triển suốt nhiều năm qua. Ba năm trước, chỉ có 17% nhà bán lẻ sử dụng. Tuy nhiên, năm sau, con số tăng gần gấp đôi là 33%. Năm 2020, doanh số bán hàng cho các sản phẩm được thông qua thương mại xã hội dự kiến đạt 23,3 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2019.

Với những ưu điểm tiện lợi và khả năng tiếp cận lớn, các nền tảng xá hội còn cho phép điều chỉnh quảng cáo theo ý thích của người dùng, trong tương lại, xu hướng hoạt động thương mại xã hội sẽ ngày càng rầm rỗ và bùng nổ mạnh mẽ hơn.

Nguồn: instagram.com

3. Nano-influencer Marketing (Người tiếp thị có ảnh hưởng Nano)

Influencer Marketing không còn xa lại với những người làm truyền thông quảng cáo những năm gần đây. Tuy nhiên, theo thời gian, các mà khán giả tiếp nhận và phản hồi với những người có ảnh hưởng đã thay đổi. Nhiều người dùng tìm kiếm sự chân thật và chân thành từ Influencers và thương hiệu mà họ theo dõi.

Trên lưu ý đó, cách mà các thương hiệu tiếp cận các nỗ lực tiếp thị người ảnh hưởng của họ cũng phải thay đổi. Nhãn hàng không chỉ làm việc với những người có ảnh hưởng chung chung và lớn mà còn chú trọng tới những Nano-influencer – những người có ảnh hưởng nhỏ nhất và thường có ít hơn 10.000 người theo dõi.

Lượng theo dõi và tương tác của Nano-influencer không quá mạnh mẽ nhưng họ có những kết nối chân thật hơn, mức độ thực tế cao.

69% các chuyên gia Marketing đã thừa nhận rằng Nano-influencer đã tăng mức độ tương tác của người tiêu dùng với thương hiệu. Tỷ lệ tương tác của Nano-influencer cũng cao hơn vì họ thường đưa ra nội dung phù hợp hơn với lượng công chúng hạn chế.

Đồng thời, lựa chọn Nano-influencer cũng giúp nhãn hàng tiết kiệm được nhiều chi phí hơn. Có thể sử dụng ngân sách để kiếm nhiều Nano-influencer trong khi giá trị mang lại không hề thua kém influencer nổi tiếng.

Có thể nói, Nano-influencer là những người cần hướng đến trong thời đại ngày nay. Khi người dùng chuyển trọng tâm sang tìm kiếm kết nối sâu hơn với những người có ảnh hưởng và thương hiệu, những người có ảnh hưởng nhỏ hơn này chắc chắn sẽ ở lại đây để thu hẹp khoảng cách đó.

Nguồn: instagram.com

4. Stories and Ephemeral Content (Câu chuyện và Nội dung nhất thời)

Xu hướng Stories bắt đầu từ Snapchat và sau đó được các nhiều nền tảng truyền thông xã hội ngày nay sử dụng.

Hiện đã có hơn 500 triệu người sử dụng Instagram và Facebook Stories mỗi ngày . Có đến hơn 62% người dùng thấy mình hứng thú hơn với một thương hiệu nào đó khi thấy nó xuất hiện trên Instagram Story.

Loại nội dung này được coi là nội dung nhất thời – về cơ bản đề cập đến nội dung tồn tại trong một thời gian ngắn – và nó sẽ chỉ tồn tại ở đây.

Khi mọi người trên thế giới dường như đang bận rộn hơn, có ít thời gian để xem mọi thứ diễn ra trên mạng xã hội, họ tìm đến những nội dung ngắn và trọng tâm hơn. Người dùng được xem liên tục các Story khác nhau, điều này gây hứng thứ không kém gì những dòng trạng thái thông thường.

Các Story cũng đã thay đổi cách thức và mức độ tương tác với mọi người. Nó có các cuộc thăm dò, câu hỏi và câu đố,… để thu hút khán giả. Đó là một cách dễ dàng để bắt đầu cuộc trò chuyện và khiến mọi người tham gia nhiều hơn vào thương hiệu của bạn.

Khi Stories and Ephemeral Content tiếp tục phổ biến, xu hướng này sẽ còn được sử dụng nhiều, chưa kể tâm lý sợ bị bỏ lỡ đang nagỳ càng lan rộng thì Story đang có thành công ngoài mong đợi…

Source: buffer.com

5. Thực tế tăng cường (Augmented reality – AR)

Nếu bạn sử dụng các Story trên Instagram hoặc Snapchat, chắc chắn bạn sẽ bắt gặp một hoặc hai bộ lọc AR. Cho dù đó là tai chó mèo con trên đầu hay đôi cánh trên lưng bạn, thì các bộ lọc AR đều là sự thịnh hành khi đưa nội dung nhất thời và các cấp độ cao hơn. Đó là một cấp độ thay đổi hoàn toàn khác mang một trải nghiệm mới lạ cho người dùng.

Lấy ví dụ như Sephora, thương hiệu này đã phát hành một bộ lọc AR trên Facebook Messenger cho phép người dùng “thử” các sản phẩm trang điểm và xem họ trông như thế nào. Khách hàng không phải đến cửa hàng Sephora để thử sản phẩm. Điều này nâng cao trải nghiệm của khách hàng và hướng dẫn khách hàng mua hàng chất lượng và phù hợp với bản thân mình.

AR đã xuất hiện trong một khoảng thời gian và ngày càng trở nên phổ biến. Khi mọi người đều sử dụng vương miện hoa và bộ lọc chó con hoặc mèo. Vì vậy AR vẫn chưa có dấu hiệu chững lại mà còn phát triển mạnh hơn trong tương lai.

Các xu hướng trên mạng xã hội có thể thoáng qua, nhưng một số lại tỏ ra khá khó khăn khi đối mặt với thời gian. Năm 2020 là một năm dài và khi chúng ta hướng tới tương lai, thật đáng để suy nghĩ về những gì chúng ta muốn mang theo trong thời gian tới.

Source: usatoday.com

Kết

5 xu hướng trên tuy không mới nhưng lại rất đáng để các marketer quan tâm và chú ý sử dụng trong các chiến dịch marketing thời gian sắp tới. Mỗi trend đều có những ưu điểm tuyệt vời để đưa thương hiệu lên một tầm cao mới, tạo dựng được mối quan hệ sâu sắc với người dùng.

Nhiều thứ có thể thay đổi theo thời gian, nhưng một số xu hướng Social Media vẫn không thay đổi. Điều đó thể hiện nhu cầu được tương tác với nhau trên mạng xã hội đa dạng hơn.

Thúy Vi (Marketing-interactive)

Liên hệ tư vấn, hỗ trợ, báo giá các dịch vụ Social Media:

CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG THƯƠNG HIỆU VIỆT NAM

? VPGD: Tầng 15, Tòa Nhà HL Tower, Số 82 Duy Tân, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
? Phone: 039.272.6666
☎️ Tel: 024.6689.7777
?E-Mail: info@brandcom.vn

?Văn Phòng HCM: Tầng 12 Tòa Nhà ACB Tower, Đường CMT8, Phường 11, Quận 3, TP HCM
☎️Hotline: 0356.333.555
?E-Mail: vphcm@brandcom.vn