Các doanh nghiệp cần xây dựng cho mình một “kịch bản” để đối mặt với tình huống giữa tâm dịch. Vậy kịch bản theo xu hướng “trong nguy có cơ” mùa corona sẽ như thế nào đối với doanh nghiệp? Các nhãn hàng cần làm gì trong tâm dịch COVID-19.

Các nhãn hàng vẫn tiếp tục “chiến đấu” trong mùa corona

Các nhãn hàng vẫn có những giải pháp để “chiến đấu” dù đang ở trong tâm dịch. Ví dụ như Vinpearl – họ dùng hình thức review qua người nổi tiếng, travel bloggers để truyền thông về dịch vụ và hình ảnh thương hiệu trong mùa Tết. Thương hiệu đã tài trợ và là nơi tổ chức đám cưới “thế kỷ” của cặp đôi Đông Nhi – Ông Cao Thắng. Tiếp đến, họ đã mời gia đình Hannaholala, gia đình diễn viên Trang Nhung, ca sĩ Minh Hằng… cũng như những travel bloggers như Hà Trúc, Jordy Chow và chia sẻ hình ảnh của họ lên fanpage.

Mỗi nội dung thích ứng với từng chiến dịch hoặc thông điệp mà Vinpearl muốn hướng đến khách hàng mục tiêu từ giới trẻ, giới thượng lưu cho đến gia đình.

Khi dịch virus corona ập đến đó là lúc làm cho nền kinh tế trong và ngoài nước chao đảo, đặc biệt đối với du lịch và nông sản là hai đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nhất. Thế nhưng, Vinpearl vẫn là thương hiệu luôn luôn chủ động trong mọi tình huống, từ việc truyền thông cho đến các hoạt động như đảm bảo đảo Hòn Tre là điểm an toàn cho du khách khi đến Nha Trang cũng như trên toàn quốc.

Bên cạnh đó, nông sản Việt trở nên khả quan hơn nhờ vào sự góp sức bởi người dân trong nước. Nắm bắt được thời cơ ACB Bakery đã sản xuất những ổ bánh mì thanh long để có thể giúp đỡ nông dân, ngoài ra họ cũng cố gắng phát triển thêm nhiều hương vị để lượng nông sản không bị tồn kho. Kết quả không chỉ tăng thêm doanh thu từ những ổ bánh mì mà còn tăng thêm sự yêu thích thương hiệu trong lòng người Việt.

Bánh mì Thanh Long đã tạo được tiếng vang trên mạng xã hội những ngày qua (Nguồn: AIM Academy)
Quay lại vấn đề kinh tế thì ai là người sẽ hưởng lợi trong tình huống này? Sẽ có 3 nhóm ngành nhận được sự quan tâm tích cực:

Nhóm 1: Y tế, sức khoẻ, dinh dưỡng

Người tiêu dùng mong muốn cơ thể của họ khoẻ mạnh hơn, tìm mua các sản phẩm tăng cường sức đề kháng trước mùa dịch. Sản phẩm như khẩu trang, nước rửa tay, cồn… sẽ là những thứ cần thiết đối với họ. Với những sản phẩm tăng cường sức khoẻ như thực phẩm chức năng bổ sung vitamin, rau củ quả, nước trái cây…thì khách hàng lại hạn chế ra đường để mua.

Các nhãn hàng cần làm gì trong tâm dịch COVID-19

Các nhãn hàng cần làm gì trong tâm dịch COVID-19

Để cạnh tranh và được khách hàng chọn mua, các brand vừa và nhỏ tập trung vào digital marketing. Kết hợp với nội dung thu hút và bắt mắt đánh mạnh vào nỗi lo của khách hàng trong mùa dịch. Ngoài ra, một số doanh nghiệp SMEs đã bắt đầu tìm đến micro-influencers cho chiến dịch ra mắt sản phẩm mới giúp phòng ngừa COVID-19.

Nhóm 2: Giáo dục trực tuyến

Với ngành giáo dục thì sao? Liệu họ sẽ chao đảo theo dịch virus corona? Câu trả lời là không! Thay vì học sinh phải lên lớp thì Bộ giáo dục đã hướng đến phương pháp học trực tuyến tại nhà. Các trung tâm ngoại ngữ như “cá gặp nước” trước đề xuất mà Bộ giáo dục đưa ra. YOLA là một trong số thương hiệu đã tiên phong trong việc thực hiện khoá học tiếng Anh online và tiếp cận đến khách hàng có con nhỏ trên những kênh như YouTube, Facebook.

Nhóm 3: Ngân hàng số, dịch vụ trực tuyến

Không chỉ những ngành hàng liên quan đến sức khoẻ được mọi người săn đón mà các doanh nghiệp ngân hàng cũng từ đó mà đi theo xu hướng. TP Bank – ngân hàng số hàng đầu Việt Nam đã đẩy mạnh dịch vụ Livebank giúp khách hàng thực hiện giao dịch mà không cần phải lo sợ địa điểm đông người.

Các nhãn hàng cần làm gì trong tâm dịch COVID-19

Các nhãn hàng cần làm gì trong tâm dịch COVID-19

Dịch vụ giao hàng cũng là một trong những cái tên chiến đấu tích cực nhất trong mùa COVID-19. Từ Grab, GoViet, Baemin… họ vẫn có những chiến lược marketing đáp ứng với nhu cầu thị trường. Âu cũng là vì tâm lý người tiêu dùng e ngại ra ngoài ăn uống vì thế mà nhu cầu đặt món ăn trực tuyến tăng mạnh.

Các nhãn hàng cần làm gì trong tâm dịch COVID-19

Các nhãn hàng cần làm gì trong tâm dịch COVID-19

Xu hướng marketing trong mùa dịch corona

“Nên làm gì trong mùa dịch COVID-19?” ắt hẳn là câu hỏi mà nhiều doanh nghiệp đang băn khoăn, đặc biệt là với các doanh nghiệp SME và startup. Là một marketer của một doanh nghiệp bạn phải nắm rõ được xu hướng và tâm lý của người tiêu dùng hiện nay. Đặc biệt là trước sự chi phối bởi mùa dịch, nhưng không vì thế mà làm trì trệ những hoạt động marketing công ty.

Vậy xu hướng marketing trong mùa corona cho các brand là gì? Không thể không nhắc đến digital marketing và quảng cáo trực tuyến vì cả hai hình thức này phổ biến ở thời điểm hiện tại. Một số brands bắt đầu chạy quảng cáo với những thông điệp bắt trend mùa dịch và điều đặc biệt là số đơn chốt của họ vẫn thu về như thường.

Bên cạnh đó, influencer marketing cũng được nhắc đến là hình thức quảng cáo online mà các nhãn hàng không thể bỏ lỡ. Vì thời gian lướt internet của khách hàng nhiều hơn, các nhãn hàng tập trung đánh mạnh trên mạng xã hội.

Liên hệ hỗ trợ, báo giá và thực hiện truyền thông thương hiệu:

CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG THƯƠNG HIỆU VIỆT NAM
VPGD: Tầng 15, Tòa Nhà HL Tower, Số 82 Duy Tân, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
Phone: 039.272.6666
Tel: 024.6689.7777
E-Mail: info@brandcom.vn
Văn Phòng HCM
Tầng 12 Tòa Nhà ACB Tower, Đường CMT8, Phường 11, Quận 3, TP HCM
Hotline: 0356.333.555
E-Mail: vphcm@brandcom.vn