Quảng bá thương hiệu bằng cách kể chuyện One Spot. “92% khách hàng muốn thương hiệu tạo ra những quảng cáo như kể một câu chuyện “- One Spot Những quyết định của người tiêu dùng và doanh nghiệp hiện nay đang ngày càng trở nên ít phụ thuộc vào những lời hứa hẹn và banner quảng cáo. Hơn bao giờ hết, mọi người đang đi theo xu hướng phát triển sự kiện cũng như câu chuyện của thương hiệu (Brand Storytelling). Thực tế, một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng bằng cách kể những câu chuyện thương hiệu hấp dẫn, các công ty sẽ có thể làm tăng giá trị sản phẩm và dịch vụ lên gấp hơn 20 lần.
Để làm được điều này, các công ty cần có những tài năng lãnh đạo xuất sắc với một tầm nhìn vừa tiên tiến vừa trực quan. Nhu cầu và hành vi của khách hàng luôn thay đổi theo thời gian, nghĩa là công ty cần phải nhận thức được đặc điểm của thị trường, thích nghi và linh hoạt trong việc đưa thương hiệu tiếp cận đến với người tiêu dùng.
Từ video đến VR, mạng xã hội và nhiều hơn nữa, có hàng loạt phương tiện truyền thông mà bạn có thể truyền tải câu chuyện về nhãn hàng của mình. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá cách mà leaders có thể giúp team của mình kể câu chuyện thương hiệu một cách hấp dẫn để thu hút và gây ảnh hưởng tới khách hàng
Kể chuyện dựa trên dữ liệu Vào năm 2020, 1.7 megabytes dữ liệu sẽ được tạo ra mỗi giây cho mỗi người trên Trái Đất. Tận dụng khối lượng khổng lồ của dữ liệu số sẵn có để tạo ra tính trực quảng cao trong những câu chuyện sẽ chứng minh cho sức mạnh từ các thương hiệu và công ty trong năm 2019 và còn xa hơn thế.
Con người tiếp thu hình ảnh nhanh hơn gấp 60,000 lần so với văn bản, vậy nên bằng cách sử dụng dữ liệu để tạo nên những câu chuyện với tạo hình tuyệt mĩ, nhãn hàng có thể gây sự chú ý và loại bỏ các yếu tố nhiễu trên trực tuyến. Một ví dụ điển hình cho việc dùng dữ liệu để tạo ra câu chuyện thu hút là Google Trends.
Trong suốt chiến dịch Lockback, Google Trends thu thập phần lớn các dữ liệu tìm kiếm có giá trị từ những năm trước và dùng chúng để sản xuất ra một video như một lớp thông tin hỗ trợ câu chuyện của họ. Với phương pháp này thương hiệu đã đưa lời hứa về việc cung cấp cho marketers ý nghĩa của việc hiểu được cách thức đánh vào chủ nghĩa tư tưởng để có thể tung ra chiến dịch quảng cáo hiệu quả hơn
Với 16,343,648 lượt xem tính đến hiện tại, Google Trends đã thu hút phần lớn nhóm người và kể một câu chuyện thu hút người tiêu dùng trên phạm vi toàn cầu.
Dữ liệu là chìa khóa để phát triển một content hay và kể một câu chuyện gây được tiếng vang. Không phải lúc nào cũng cần dựa vào lời nói để kể một câu chuyện mà leaders có thể dẫn dắt team của họ có được cái nhìn sâu sắc từ dữ liệu khách hàng từ đó tạo nên một câu chuyện độc đáo và thu về các lượt tương tác như mong đợi.
Mini – ads Với sự bão hòa của quảng cáo truyền thống trên nền công nghệ số hiện nay, các công ty cần cân nhắc một phương pháp mới lạ và sáng tạo để kết nối với khách hàng và truyền tải thông điệp như một phần của chiến lược.
Một phương tiện trực quan đem lại hiệu quả tuyệt vời, video tiếp tục dẫn đầu trong các công cụ để lan tỏa câu chuyện của nhãn hàng và sản phẩm. Điều đó được chứng minh trong việc các công ty sử dụng video thường xuyên đạt được 41% web traffic hơn những người không dùng nó. Tuy nhiên, khi mọi người trở nên mệt mỏi với content dài, sự chú ý sự chú ý sẽ giảm dần đi. Hiểu được sự biến đổi về hành vi này, Facebook đã thông báo ra mắt quảng cáo 6 giây, cho phép thương hiệu và doanh nghiệp truyền tải câu chuyện một cách xúc tích đến công chúng mục tiêu của họ – Mini-Ad. Tiếp nối xu hướng này, Youtube hiện nay cũng tung ta “Six-Second Story Challenge” – Thử thách câu chuyện trong 6 giây, sáng kiến đã tạo ra một loạt kết quả vô cùng sáng tạo.
Loại quảng cáo mới này không chỉ có sức mạnh lan tỏa câu chuyện của nhãn hàng vào cuộc sống mà cách thức 6 giây còn tác động đến những công chúng đang bị choáng ngợp bởi lượng lớn cotent, điều này giúp nâng cao khả năng kết nối với họ
Chìa khóa cho leaders đó là nắm bắt được những xu hướng mới nhất và thử nghiệm phương thức mới mà có thể nó sẽ phù hợp với doanh nghiệp. Điểm chú ý ở đây là không phải xu hướng nào cũng phù hợp với công chúng mục tiêu của bạn, vì vậy hãy chọn lựa một cách khéo léo và cho phép thành viên đưa ra quyết định dựa trên kiến thức nền và các nghiên cứu.
Để khách hàng làm người dẫn chuyện Khi thế giới đang dần trở nên dễ dàng để kết nối, người tiêu dùng thường có rất nhiều nền tảng để chia sẽ quan điểm và suy nghĩ của họ. Với 92% người thừa nhận là họ tin vào những người như họ hơn là các kênh truyền thống, cơ hội của bạn là cần phải chắc chắn thương hiệu của mình có không gian cho khách hàng nói lên câu chuyện của họ.
Phương thức kết nối người dùng này sẽ giúp nâng cao liên kết với khách hàng, xây dựng lòng tin và mở rộng phạm vi tiếp cận cực kỳ nhanh. Nó có thể đơn giản hóa bằng cách sử dụng nhóm tiếp quản mạng xã hội hoặc mời một khách hàng có sức ảnh hưởng viết một bài post lên blog của bạn.
Cảm hứng từ câu chuyện lấy khách hàng làm trung tâm từ Airbnb là một ví dụ điển hình. Thay vì kể câu chuyện theo phiên bản của chính họ, thương hiệu này đã trao quyền dẫn chuyện cho chính khách hàng của mình. Nền tảng để làm điều đó là “Stories from Airbnb Community” – Câu chuyện từ cộng đồng Airbnb và nó đã tác động vô cùng mạnh mẽ đến khả năng kết nối công chúng với các câu chuyện tuyệt vời được đăng tải thường xuyên.
Khi áp dụng phương pháp này, khả năng lãnh đạo vững chắc là điều cần thiết -không chỉ tiếp thêm sự tự tin để tiếp cận đến công chúng mục tiêu của doanh nghiệp qua nhiều chiến lược khác nhau mà còn cho phép họ quản lý các kênh truyền thông số để làm điều đó. Vì vậy, điều thiết yếu của một leader là học cách hiểu rõ công chúng của mình thông qua các kênh xã hội và ưu tiên việc bám vào chiến thuật tiếp cận khách hàng.
Câu chuyện mang tính nhân đạo Trong thế giới ngày nay, người tiêu dùng mong muốn được biết nhiều hơn về công ty, cách thức sản xuất của họ, cách họ đối xử với nhân viên, quan niệm đạo đức của họ là gì, họ thu thập nguồn nguyên liệu và tạo nên sản phẩm thế nào. Vậy nên, những câu chuyện về nhãn hiệu trong thời hiện đại cần phải rõ ràng, ngắn gọn và thành thật.
Theo Adobe và Goldsmiths, 75% marketing leaders thất bại trong việc thấu hiểu những chuyển biến trong hành vi khách hàng dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng đến biểu hiện của doanh nghiệp. Và bằng cách hiểu được điều khách hàng đang tìm kiếm hiện nay là gì, bạn sẽ có thể tạo ra thông điệp một cách phù hợp và cũng có thể dẫn dắt những người khác nhận thức về nghệ thuật kể chuyện.
Một ví dụ điển hình cho câu chuyện thương hiệu mang tính nhân đạo, tác động lớn đến giới trẻ và nâng cao nhận thức về môi trường qua các thế hệ là Patagonia. Với tuyên bố sứ mệnh “’Build the best product, cause no unnecessary harm, use business to inspire and implement solutions to the environmental crisis” – Xây dựng sản phẩm tốt nhất, không gây ra những tổn hại không cần thiết, dùng doanh nghiệp để truyền cảm hứng và triển khai giải pháp cho khủng hoảng môi trường, thương hiệu này đã tập trung vào thể hiện nỗ lực của họ thông qua chiến dịch marketing về nhận thức
Với chiến dịch “Worn Wear”, họ thuê về 45 nhân viên kĩ thuật trong việc phục hồi quần áo của Patagonia. Bên cạnh nguồn sức mạnh về việc làm, video của chiến dịch, mang tên “Câu chuyện chúng ta mặc” làm nổi bật thực tế rằng những người mặc đồ của nhãn hiệu chứng minh cho độ bền và sự gắn bó với sản phẩm mà Patagonia làm.
Đây không chỉ là một cách tiếp cận bằng câu chuyện thông minh và hiệu quả mà nó còn giúp được trong việc điều hướng chiến dịch digital marketing đi đúng hướng.
Với vai trò là một leader, điều cần thiết là đảm bảo team của bạn biết đến tất cả hoạt động liên quan đến doanh nghiệp từ những tin tức mới đến những mối quan hệ đối tác từ thiện tiềm năng. Bằng cách nghiên cứu các sự kiện chính của công ty và duy trì thông tin thường xuyên, bạn sẽ có thể cung cấp cái nhìn sâu sắc và chi tiết và mang lại sự minh bạch trong suốt chiến dịch.Một vài tin tức cập nhật thú vị hay những cải tiến về đạo đức thậm chí cũng có thể trở thanh tâm điểm.
Để khách hàng trải nghiệm câu chuyện Các chuyên gia dự đoán rằng hơn 200 triệu tai nghe thực tế ảo sẽ được bán trong năm 2020. Xu hướng ưa chuộng tính thức tế đang là sự lựa chọn hàng đầu cho các doanh nghiệp để kết nối khách hàng của họ thông qua phương tiện VR. Vì thế, nó nhanh chóng trở thành một công cụ thú vị cho thương hiệu để truyền tải thông điệp và nhận được đầy tư.
Tiếp nối thành công của Pokemon Go (một ứng dụng thực tế ảo với 65 triệu người dùng ở Mỹ chỉ riêng năm ngoái), IBM kết hợp tới The New York Times đang giới thiệu một ứng dụng VR mới. Ứng dụng thu hút này được lấy cảm hứng từ Fox moive “ Hidden Figures” và cho phép người dùng tự mình “đắm chìm” trong một bảo tàng ảo và khám và những nhân vật lịch sử ít được biết đến – một phát kiến mà sẽ truyền cảm hứng, giáo dục ở một tầm cao hoàn toàn mới.
Bằng cách đưa một cá nhân bước vào vào khung cảnh thực tế trong câu chuyện của thương hiệu, doanh nghiệp của bạn đang tạo ra sự kết nối có ý nghĩa và tác động mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Theo như cải tiến về cách kể chuyện này, hàng loạt các sáng kiến đang hứa hẹn là sẽ ra mắt trong những năm sắp tới và đối với digital marketing leaders, việc trải nghiệm thực tế câu chuyện không chỉ trợ giúp trong việc sáng tạo các chiến dịch tư tuy tiên tiến mà nó còn cho phép các công cụ khác thúc đẩy kỹ năng của nó lên một cấp độ mới.
Mạng xã hội tối đề cập đến loại chia sẻ xã hội không thể được theo dõi chính xác, ví dụ: dữ liệu không được đăng ký bởi các nền tảng phân tích web. Về lý thuyết, nếu một người nhấp vào liên kết đến một trang web từ một trang truyền thông xã hội mở như Twitter, Facebook hoặc LinkedIn, một nền tảng phân tích sẽ tiết lộ chính xác nơi giới thiệu đó đến từ đâu.
Nhưng, với sự gia tăng của người tiêu dùng chia sẻ liên kết thông qua các ứng dụng nhắn tin cá nhân như WhatsApp hoặc Snapchat, cũng như các phương tiện truyền thống hơn bao gồm email hoặc SMS, có nhiều cách để đo lường các nguồn giới thiệu, lực kéo và thành công hơn là dựa vào sự tham gia của Facebook hoặc Twitter.
Ở cấp độ toàn cầu, 70% tất cả các lượt giới thiệu trực tuyến hiện đến từ mạng xã hội tối Với rất nhiều người thường xuyên sử dụng các nền tảng hoặc phương tiện như SMS, Google Hangouts, Snapchat và thậm chí gửi email đến thông tin nguồn, chia sẻ thông tin chi tiết và giữ liên lạc với các đồng nghiệp của họ, doanh nghiệp phải sử dụng các kênh này để chia sẻ giá trị, thu hút và kết nối với khách hàng tiềm năng ở cấp độ cá nhân.
Bằng cách mở các kênh truyền thông, digital marketing leaders có thể tăng cường sự tham gia nội bộ và cung cấp cho mọi người tiếng nói để đóng góp vào câu chuyện của thương hiệu.
Bằng cách xem xét các cách hiểu mới về cách mọi người chia sẻ nội dung, dữ liệu và thông tin, bạn sẽ tìm thấy các phương pháp hoàn toàn mới để chia sẻ câu chuyện thương hiệu của mình với khán giả.
Về cốt lõi, kể chuyện thương hiệu là một năng lực kinh doanh thúc đẩy sự gắn kết tình cảm, dẫn đến hiệu quả kinh doanh được nâng cao. Và khái niệm này mở rộng đến nơi làm việc.
“Kể chuyện về thương hiệu là một cách tuyệt vời để đưa quan điểm của bạn, phân biệt thương hiệu của bạn và đưa ra những ý tưởng mới. Ngày nay, nếu bạn muốn thành công như một doanh nhân hoặc nhà lãnh đạo, bạn cũng phải là một người kể chuyện.” – Richard Branson, nhà sáng lập tập đoàn Virgin.
Nguồn: Báo Diễn đàn doanh nghiệp
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG THƯƠNG HIỆU VIỆT NAM VPGD: Tầng 15, Tòa Nhà HL Tower, Số 82 Duy Tân, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội. Phone: 039.272.6666 Tel: 024.6689.7777 / 024.6689.7777 E-Mail: info@brandcom.vn Văn Phòng HCM Tầng 12 Tòa Nhà ACB Tower, Đường CMT8, Phường 11, Quận 3, TP HCM Hotline: 0356.333.555 E-Mail: vphcm@brandcom.vn