Năm 2020, một cuộc khủng hoảng lớn đã làm thay đổi mối quan hệ của người tiêu dùng với thương hiệu cũng như kỳ vọng của họ vào các sản phẩm và dịch vụ.

Để hiểu được những thay đổi này, Tập đoàn Havas đã đi sâu vào tìm hiểu những nhu cầu, mong đợi của người dùng thông qua lăng kính nghiên cứu độc quyền có tên “Meaningful Brands”.

Nghiên cứu dựa trên hiệu quả tác động của thương hiệu tới chất lượng cuộc sống và hạnh phúc của người tiêu dùng qua 3 khía cạnh: lợi ích cá nhân, lợi ích chức năng và lợi ích tập thể.

“Người tiêu dùng đang đòi hỏi các thương hiệu phải “thay áo” khi cục diện thay đổi. Chúng tôi nhận thấy rằng người tiêu dùng đặt niềm tin vào các thương hiệu đặt lợi ích cộng đồng lên cao hơn và mong họ tận dụng sức mạnh để giải quyết những tàn dư hậu đại dịch”.

Charu Harish, Giám đốc chiến lược của Tập đoàn Havas Ấn Độ và Đông Nam Á, cho biết sự đồng cảm và lan tỏa là một phần quan trọng trong chiến lược marketing sản phẩm/dịch vụ của các thương hiệu đặt trong bối cảnh một thế giới đang bị ảnh hưởng nặng nề sau đại dịch Covid-19.

1. Nâng cao ý thức tập thể

Theo nghiên cứu, “ý thức tập thể, cộng đồng” đã có sự gia tăng đáng kể trên khắp Châu Á.

Lần đầu tiên sau một thập kỷ, người tiêu dùng đang chuyển ưu tiên từ các lợi ích chức năng (những gì họ nhận được) và lợi ích cá nhân sang các khía cạnh giúp ích và hỗ trợ xã hội nói chung.

Thống kê cho thấy 35% người dùng ưu tiên lợi ích tập thể hơn những lợi ích còn lại.

Multi – Tasking

2. Thực hiện hành động nhiều hơn lời nói

62% người tiêu dùng đánh giá các thương hiệu về cách họ đối xử và bảo vệ nhân viên. Họ cũng sẽ sử dụng ảnh hưởng từ sức mua hàng để tác động đến vấn đề này.

Con số này cao hơn nhiều ở các nền kinh tế đang phát triển như Phillipines (với hơn 75% lượng người dùng đánh giá).

3. Sức mạnh chính trị từ việc mua sắm

Người tiêu dùng tin rằng ngày nay, các thương hiệu có vai trò quan trọng hơn chính phủ trong việc góp phần tạo ra một tương lai tốt đẹp hơn.

Điều này thể hiện ở việc, 60% người tiêu dùng trên toàn Châu Á – Thái Bình Dương mong đợi các thương hiệu sử dụng thế mạnh của họ để giải quyết các vấn đề do Covid – 19 gây ra và thể hiện cam kết cải thiện chất lượng cuộc sống.

Đây là lĩnh vực chính mà hầu hết các thương hiệu đều chưa “tận dụng” hết khả năng và tương lai cơ hội cho các doanh nghiệp vẫn còn rất lớn.

Nếu người tiêu dùng ở Indonesia và Philippines ưu tiên cam kết các thương hiệu cải thiện chất lượng cuộc sống thì ở các thị trường phát triển ở Châu Á như Singapore và Hàn Quốc, người dùng muốn xem các thương hiệu có thể đóng vai trò như thế nào trong việc giúp đất nước vượt qua khủng hoảng.

4. Quan tâm nhiều hơn tới sức khỏe tinh thần và cảm xúc

Khoảng 57% người Châu Á quan tâm nhiều hơn tới các thương hiệu hỗ trợ họ trong việc duy trì sức khỏe tinh thần và cảm xúc hơn bất kỳ “lợi ích cá nhân” nào khác.

Có 59% người dùng đánh giá đó là ưu tiên hàng đầu.

Đây cũng là lời “nhắc nhở” tới các brand trên khắp các thị trường phát triển như Ấn Độ, Indonesia và Philllipines – nơi rất nhiều thương hiệu đang gặp phải những thiếu hụt trong dịch vụ giao hàng cũng như không thể đáp ứng những nhu cầu của người tiêu dùng về việc duy trì sức khỏe thể chất, phúc lợi tinh thần.

Người dùng cho biết họ sẽ chấm điểm hiệu suất thương hiệu trên khía cạnh này.

5. Công nghệ bảo vệ và an toàn cho các danh mục

Khoảng 63% người tiêu dùng mong đợi các thương hiệu cải thiện các tiêu chuẩn về sức khỏe và an toàn trên mọi ngành hàng.

Digital Awareness

Các doanh nghiệp nếu muốn tạo dựng hình ảnh là một thương hiệu quan tâm đến sức khỏe người tiêu dùng trong tương lai thì điều đầu tiên, họ cần chú ý vào những thay đổi mà người dùng có thể nhìn – chạm – cảm nhận được.

6. Từ nền kinh tế DIY đến DEY

Nhiều người tiêu dùng Châu Á mong muốn các thương hiệu sẽ giúp họ học hỏi và áp dụng các kỹ năng mới.

Đại dịch đã khiến mọi người nhận ra tầm quan trọng của việc tự cung tự cấp và phát triển các kỹ năng mềm cần thiết.

Người tiêu dùng đang xem xét các cách để tải trang bị kỹ năng cho bản thân cũng như xây dựng tính tự cung tự cấp trong các mô hình kinh doanh ở thượng nguồn và hạ nguồn.

Đây là một cơ hội lớn để các thương hiệu thúc đẩy tương tác sâu hơn và xây dựng cộng đồng người tiêu dùng.

Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG THƯƠNG HIỆU VIỆT NAM

? VPGD: Tầng 15, Tòa Nhà HL Tower, Số 82 Duy Tân, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
? Phone: 039.272.6666
☎️ Tel: 024.6689.7777
?E-Mail: info@brandcom.vn
?Văn Phòng HCM: Tầng 12 Tòa Nhà ACB Tower, Đường CMT8, Phường 11, Quận 3, TP HCM
☎️Hotline: 0356.333.555
?E-Mail: vphcm@brandcom.vn