Một quảng cáo tốt sẽ khiến người ta phải ngừng lại để xem tới tận giây cuối cùng, một quảng cáo hiệu quả sẽ kích thích được hành động từ người xem, từ đó tạo ra sự tương tác và tuyệt vời hơn cả là tạo ra sự chuyển đổi. Hãy nhìn vào ví dụ về một quảng cáo dưới đây.

BÁO GIÁ DỊCH VỤ CỦA BRANDCOM

Báo giá quảng cáo BÁO ĐIỆN TỬBÁO GIẤY Báo giá quảng cáo THANG MÁY
Báo giá quảng cáo RADIOTRUYỀN HÌNH Báo giá quảng cáo TAXIBUS

Quảng cáo này đã kết hợp thành công yếu tố hài hước và cách vận dụng ngôn ngữ phong phú, phù hợp với ngữ cảnh để khiến người đọc phải nhấp vào nút “Get the newsletter (Đăng ký nhận tin hàng ngày)”. Chưa kể, quảng cáo này còn được tạo ra để giải quyết được vấn đề của mọi người (học cách nấu món mỳ Pasta) mà bản thân họ không nghĩ là mình gặp phải. Đó chính là ba yếu tố tạo nên một quảng cáo tuyệt vời.

Quảng cáo tuyệt vời để thu hút khách hàng cho doanh nghiệp

Quảng cáo tuyệt vời để thu hút khách hàng cho doanh nghiệp

Thông thường ,nhiều Marketer sẽ nghĩ rằng một quảng cáo tốt chỉ có thể tạo ra khi bạn có ngân sách khổng lồ cho chúng. Chưa kể, nhiều người đôi lúc còn nghĩ rằng những quảng cáo mang lại nhiều hiệu quả nhất là khi chúng phải thật hoành tráng, hoa mỹ. Đúng, việc hội tụ những yếu tố trên có thể tạo ra trải nghiệm quảng cáo tốt, tuy nhiên Marketer không nên chỉ tập trung vào những yếu tố ấy khi tạo ra một quảng cáo.

Minh chứng chính là quảng cáo đề cập ở trên, nó không hoành tráng hay khoe mẽ gì khủng khiếp mà ngược lại, vô cùng đơn giản, dễ hiểu nhưng lại cực kỳ hiệu quả, đủ khiến người lướt qua phải ngừng lại mà xem nó thậm chí là tạo ra hành động. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu 6 mẹo để tạo nên một quảng cáo thật chất lượng.

Điều gì làm nên một quảng cáo tốt?
Một quảng cáo tốt là quảng cáo thu nhận được nhiều phản hồi và tương tác từ phía khách hàng. Bất kể quảng cáo đó khiến khách hàng nhấp vào nút để tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm, dịch vụ hay khiến họ ghé thăm một cửa hàng. Tất cả đều quy về một mục đích chính là khiến họ dừng việc “lướt” để xem quảng cáo đó và tương tác. Dĩ nhiên, một quảng cáo tốt sẽ vận dụng nhiều phương thức khác nhau để đạt được mục đích này, nó bao gồm những thứ như: lời chứng thực, khả năng tạo ra cảm giác cấp bách, các con số dữ liệu thống kê, hay một câu chuyện lôi cuốn.

Không phải quảng cáo nào cũng cần thiết phải hội tụ đầy đủ các yếu tố đó. Thực tế, chỉ cần một tới ba cái trong số chúng là đã đủ để tạo ra một trải nghiệm quảng cáo tuyệt vời tới khách hàng. Những mẹo mà bài viết sắp đề cập dưới đây sẽ giúp bạn nâng tầm quảng cáo của mình, từ đó mang lại những hiệu quả đột phá và thu hút được thêm nhiều khách hàng.

Làm thế nào để tạo ra một quảng cáo tốt?
Sẽ có 6 mẹo được nêu ra trong phần này, mỗi mẹo sẽ mang lại những hiệu quả riêng và như đã đề cập ở phần trên, những mẹo này giúp bạn tạo, thay đổi hoặc hoàn thiện quảng cáo của mình. Chúng có thể sử dụng ở những bước cuối trước khi thực hiện kiểm tra A/B, hoặc ngay ở những bước đầu tiên khi Brainstorm các ý tưởng nội dung, tất cả phụ thuộc vào nhu cầu mỗi người.

1. Sử dụng các từ khóa để được xếp hạng trên thanh công cụ tìm kiếm

Luôn ghi nhớ rằng, từ khóa sẽ luôn giúp trang web của bạn được xếp hạng cao trên các trang kết quả tìm kiếm (SERPs). Nếu một Marketer muốn đặt một quảng cáo trên Google, tuy nhiên lại không sử dụng bất kỳ từ khóa nào trong quảng cáo ấy, dĩ nhiên mức độ hiệu quả của quảng cáo đó sẽ không cao. Lấy ví dụ, nếu bạn đang tra Google để tìm một chiếc Laptop phục vụ cho công việc, bạn sẽ nhập từ khóa “Business laptop” và đây là hình ảnh của quảng cáo xếp hạng 1 hiện lên:

Từ quảng cáo này, có thể thấy chiếc Laptop mà tôi đang cần tìm thuộc quảng cáo từ hãng HP. Sử dụng những ngôn từ quá hoa mỹ trong quảng cáo không đồng nghĩa thu hút được người xem hay mang lại lượng truy cập. Nó cũng không giúp khách hàng hiểu được chính xác bạn đang bán sản phẩm gì.

2. Giải quyết vấn đề cho khách hàng của bạn

Khi bạn kinh doanh một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó, dĩ nhiên nó sẽ phải giải quyết được một nhu cầu, vấn đề nhất định. Chính vì điều này mà Marketer nào cũng cần biết, trong quảng cáo của mình cần đề cập tới việc sản phẩm, dịch vụ của bạn sẽ giải quyết được nhu cầu, vấn đề gì của khách hàng. Hãy nhìn vào quảng cáo của thương hiệu Kohl dưới đây trên nền tảng Twitter:


Với dòng nội dung “For the whole family (cho cả gia đình)” đã giải quyết được vấn đề cho những bậc phụ huynh bận rộn, phải đi tới nhiều cửa hàng để mua sắm quần áo cho gia đình. Quảng cáo này hiệu quả là vì nó thể hiện được hình ảnh của những đứa con, ở những độ tuổi khác nhau đang mặc những bộ quần áo tại nhà vô cùng thoải mái. Khi nhấp chuột vào quảng cáo, khách hàng có thể xem được từng sản phẩm mà những người mẫu trong quảng cáo đang mặc, từ thông tin, giá thành cho tới việc thanh toán đều có thể thực hiện trên đây mà không cần phải thoát ra khỏi trang web.

3. Hỏi khách hàng của bạn những câu hỏi quan trọng

Thông qua việc đặt ra câu hỏi sẽ giúp doanh nghiệp tương tác với những khách hàng “trầm tính” – những người không thích việc tương tác trên mạng xã hội. Khi câu hỏi được đặt ra sẽ khiến người xem phải suy nghĩ, giống như nội dung quảng cáo dưới đây của BuzzFeed trên Facebook:

Ngôn ngữ sử dụng trong quảng cáo này rất phù hợp – nó trẻ trung, năng động và đề cập tới cá nhân. Nếu tôi đang thản nhiên lướt xem Facebook, chắc chắn tôi sẽ dừng lại ở quảng cáo này bởi lẽ ai chả muốn tìm ra cách để mua sắm dễ dàng hơn, đơn giản hơn. Tại đây, BuzzFeed đã nhận được Pain point của người xem và thu hút họ vào bài viết khi chỉ ra nó thông qua việc đặt ra câu hỏi.

Cách đặt câu hỏi có liên quan sẽ khiến người đọc bị thu hút vào quảng cáo, dù cho quảng cáo này không có thiết kế gì đặc biệt khi nó chỉ có một bức hình đơn giản, đi kèm là câu CTA “Get This Amazing Deal Today (Nhận ưu đãi hấp dẫn ngay hôm nay)” là đã đủ để khiến người xem nhấp vào quảng cáo. Có thể nói rằng, yếu tố lôi kéo của quảng cáo này đến từ chính câu hỏi này. Bằng việc bắt đầu với một câu hỏi khơi gợi sự tò mò và chú ý, bạn có thể lôi kéo được người xem nhấp vào quảng cáo.

4. Đính kèm lời chứng thực của khách hàng hoặc người dùng

Lý do vì sao mà rất nhiều khách hàng lại yêu thích trang web như Yelp là vì nó là cả một nền tảng về những đánh giá của chính khách hàng, người dùng về một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó. Chính điều này giúp cho người dùng có thêm thông tin chứng thực để đưa ra quyết định cho bản thân. Lấy ví dụ, hãy nhìn vào quảng cáo dưới đây của TriNet:

Hãy nhìn vào dòng nội dung “Learn how one C.E.O imagines passion in the people who work there (tạm dịch: Học cách mà một CEO tạo cảm hứng cho những nhân viên làm việc tại đó)” – dòng nội dung này đóng vai trò như một yếu tố chủ đạo cho doanh nghiệp và những người lãnh đạo.

Với dòng tiêu đề “These Employees Know Their Work in Making a Real Difference in the World (tạm dịch: Những nhân viên này biết công việc của họ trong việc tạo ra sự khác biệt cho thế giới)”, đây là một câu mang ý nghĩa rất mạnh và tác động tới cảm xúc của mọi người, nó sẽ khiến người đọc phải suy nghĩ liệu bản thân mình có đang tạo ra khác biệt cho thế giới? Họ làm như thế nào? Từ đó dẫn đến việc người đọc sẽ nhấp vào quảng cáo để tìm hiểu chi tiết sự việc.

5. Tạo ra cảm giác hối thúc trong nội dung quảng cáo

Sử dụng những ngôn ngữ, giọng điệu hối thúc sẽ khiến khách hàng cảm giác họ cần sản phẩm của bạn ngay lập thức, giống như ví dụ dưới đây:

Nội dung quảng cáo truyền tải một thông điệp hối thúc người xem phải tải xuống thư mục đính kèm (Whitepaper). Chưa kể nó còn sử dụng lại chính CTA xuất hiện trong phần hình ảnh, càng tăng thêm sự hối thúc tới người đọc. Để tạo ra yếu tố này trong quảng cáo của bạn, cân nhắc việc sử dụng những câu từ mang nghĩa kêu gọi hành động như “Khám phá ngay” hoặc “Nhấp vào ngay”, chúng tạo cho người đọc cảm giác hối thúc nhưng vẫn giữ được sự chuyên nghiệp và học thuật nhất định.

6. Sử dụng những con số dữ liệu

Những con số luôn luôn chứa đựng thông tin. Các số liệu thống kê và trực quan hóa dữ liệu giúp cho những con số đó trở nên sinh động và truyền tải được ý nghĩa, thông điệp tới người đọc. Phần tuyệt vời nhất chính là những con số này không chỉ để sử dụng cho quảng cáo về doanh thu hay dữ liệu.

Hãy nhìn vào ví dụ ở trên, một bài Tweet quảng cáo không hề liên quan tới dữ liệu hãy thống kê. Nó chỉ đơn giản là một bài viết trên Blog tổng hợp những sản phẩm nên mua trên Amazon. Khi một người khách hàng đang phí thời gian tìm kiếm thứ cần mua trên mạng, một bài viết tổng hợp như này chắc chắn là thứ họ cần. Người viết đã sử dụng cụm “100x Again (Mua lại 100 lần)” là một cách thông minh để chèn những con số vào nội dung mà không khiến nó trở nên khô khan, bù lại còn thu hút được thêm sự chú ý của khách hàng. Đó là chưa kể, việc thêm những con số như vậy sẽ khiến quảng cáo trở nên ấn tượng hơn, đồng thời tạo được sự liên kết tới những khách hàng trẻ, khiến họ dễ nhấp vào quảng cáo hơn.

Tạm kết

Việc tạo ra một quảng cáo hay nó không nằm ở việc bạn dành ra bao nhiêu tiền cho nó, liệu nó có hoành tráng hoa mỹ không mà quan trọng nhất là khách hàng có hứng thú với quảng cáo ấy hay không. Suy cho cùng, mục đích của quảng cáo vẫn là thu hút và khiến khách hàng tương tác với nó, từ đó tạo ra tỷ lệ chuyển đổi. Qua bài viết này, MarketingAI vừa cung cấp cho bạn đọc 6 mẹo để tạo ra một quảng cáo hay, hấp dẫn và thu hút được thêm khách hàng. Hẹn gặp các bạn trong những bài viết tiếp theo.

Tuấn Anh – MarketingAI (Theo Blog Hubspot)

Liên hệ hỗ trợ, báo giá và thực hiện truyền thông thương hiệu:

CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG THƯƠNG HIỆU VIỆT NAM
VPGD: Tầng 15, Tòa Nhà HL Tower, Số 82 Duy Tân, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
Phone: 039.272.6666
Tel: 024.6689.7777
E-Mail: info@brandcom.vn
Văn Phòng HCM
Tầng 12 Tòa Nhà ACB Tower, Đường CMT8, Phường 11, Quận 3, TP HCM
Hotline: 0356.333.555
E-Mail: vphcm@brandcom.vn