Quảng cáo banner (banner ads)  là loại hình quảng cáo thường thấy nhất hiện nay trên mọi website. Vậy làm cách nào để gây chú ý và tăng lượng click cũng như chỉ số CTR vào banner mà bạn đang dùng để quảng cáo ? Có những cách rất “quái chiêu” và đây là 7 cách mà mình muốn chia sẻ với cả nhà.

Nói đến quảng cáo trực tuyến thì nhà quảng cáo (advertiser) nào cũng mong muốn thông điệp quảng cáo hay banner của mình có được nhiều impression ( lượt hiển thị quảng cáo) và quan trọng là phải có Click. Bởi lẽ, nói chung, click thể hiện cho sự quan tâm của người dùng đến dịch vụ hay sản phẩm được quảng cáo. Để đo lường hiệu quả tác động của quảng cáo đối với người dùng, chúng ta có chỉ số CTR (Click Through Rate) – Tỉ lệ Click trên tổng số lượt hiển thị.

CTR = Tổng số lượt hiển thị/Tổng số lượng Click x 100

Bình quân tỉ lê CTR của các quảng cáo hiện nay đạt mức 0.05 và tốt thì thường là 0.1, xuất sắc thì có thể lên đến 0.2. hoặc hơn  Tuy nhiên khi tỉ lệ CTR cao, bạn hãy cẩn thận kiểm tra xem đây có phải là Click bừa, Click “Farm” hay “cheating” không nhé, vì nó sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả 

Vậy nhìn chung những yếu tố nào sẽ quyết định cho tỉ lệ CTR cao hay thấp ? Bản thân mình đúc kết được một số yếu tố chính sau:

1.  Chọn đúng kênh cũng đối tượng (target audience) quan tâm đến sản phẩm và dịch vụ.

2.  Quảng cáo hợp ngữ cảnh.

3. Thiết kế quảng cáo ấn tượng và kích thích trí tò mò.

Để thực hiện 3 phương châm trên, mình xin chia sẻ 7 phương  pháp cơ bản nhưng khá hiệu quả mà chúng ta thường hay quên như sau:

#1. Màu sắc Banner

Màu nền trong thiết kế banner thực sự rất quan trọng. Bạn có muốn banner của mình “chìm nghỉm” trong trong trang web mà mình đặt quảng cáo không ? Quảng cáo trước hết phải gây chú ý  và để gây chú ý bạn phải nổi bật ^_^. Tuy nhiên điều khó khăn đó là nhiều nhà quảng cáo vì quá bám chặt với guideline về thiết kế (hệ thống màu sắc của thương hiệu) mà tự bó tay mình và thiết kế những banner có màu sắc rất ư là “chìm” và kém nổi bât.

Mẫu quảng cáo với nền đỏ khá nổi của Ponds có tỉ lệ CTR khá cao – Click để xem hình lớn

Trong trường hợp này, người thực hiện chiến dịch quảng cáo (thường là các agency) cần phải tư vấn cho quảng cáo và quan trọng là những con người làm thương hiệu của doanh nghiệp cũng cần có một “tư duy mở” và “cấp tiến” chứ không nên quá bảo thủ với concept lâu nay của mình. Có thu hút và nổi bật rồi thì hãy nghĩ đến liệu người dùng có click quảng cáo hay không.

#2. Thiết kế có tính điều hướng

Nghe từ “điều hướng” nghe có vẻ hơi khó hiểu đúng không mọi người. Vậy ta hãy thử xét một ví dụ nhỏ như sau:

2 banner trên đây đều dùng những từ ngữ rất cổ điển “New” – “Mới” trong ngành quảng cáo. Nhưng điểm khác biệt rất nhỏ đó là cách mà người thiết kết đặt nhãn “New” vào banner ở góc phải. Việc đặt xéo cái mác này một tí ( thay vì đặt vuông vắn) đạ vô hình hướng tầm mắt người dùng về toàn bộ thông điệp bên trái của banner.

Rất thông minh phải không cả nhà ? Chỉ cần một chỉnh sửa be bé ở banner là nhà quảng cáo có thể điều khiển sự chú ý của người dùng theo ý mình. Điều này sẽ đóng góp không nhỏ vào tỉ lệ CTR đấy.

#3. Đánh lừa bộ não

Thói quen sử dụng máy tính trong suốt nhiều năm đã hình thành trong tiềm thức mỗi người dùng những ấn tượng khó phai nhất định với các yếu tố hình ảnh. Lấy một ví dụ nhé, chúng ta đã quá quen với con trỏ chuột và có quán tính dõi mắt theo sự di chuyển của nó trên màn hình. Như vậy nếu có một kí hiệu trỏ chuột trên banner, một cách vô hình bạn đã “đánh lừa thị giác” của người dùng, hướng sự chú ý của họ vào banner và rồi xác suất click chuột cũng không nhỏ đâu.

Kĩ thuật này thường hay bị chỉ trích và phê phán là quá “ma mãnh” (mà công nhận là đúng hehe) nhưng nếu bạn biết sử dụng một cách khéo léo thì mình nghĩ cũng không có vấn đề gì nghiêm trọng. Hãy nhớ rằng khi thấy con trỏ chuột, người ta thường nghĩ đến 1 cú click. Đây là chiêu thức chơi khăm bộ não của người dùng đó mà hehe.

#4. Nút bấm và lời mời gọi

Tương tự với thói quen ở cách thức số 3, bạn nên nhớ rằng não bộ con người cũng đã quen với việc click vào MỘT CÁI NÚT, có nút là nghĩ tới bấm, tới Click. Đó cũng là cách Facebook tạo ra nút Like và thành công rực rỡ.

Một điểm quan trọng nữa đó là dù hiển thị thông điệp gì đi chăng nữa, bạn phải có những câu cầu khiến, ra lệnh, câu hỏi hay kích thích hành động  như “Book Now”, “Click ngay”, “Play now”, “Khám phá”… để kích thích hành động của người dùng. Có thể sử dụng những câu hỏi, câu đố gợi trí tò mò khiến người dùng phải Click để tìm hiểu.

Tại sao nên làm thế ? Thói quen lướt web và online vô hình đã tạo ra một thói quen thụ động nhất định đối với người dùng Internet bởi cái gì online cũng nhanh và bày sẵn ra trước mắt. Vì vậy cách tốt nhất là bạn nên kêu gọi người dùng click vào quảng cáo của mình giống như một cô gái ở hộp đêm, sau khi làm cho các anh chàng mê mệt bằng màn múa cột sexy, cô ta thường ngoắc ngón tay như mời gọi họ đến với mình (và kết quả là các anh chàng này phải chìa tiền ra để boa cho các cô nàng hehe).

#5. Yếu tố con người

Hehe ! Yếu tố con người ở đây nói thẳng ra là một khuôn mặt dễ thương, gây sự chú ý chứ chưa dám nói đến là sexy @_@. Thông thường khi cảm giác bị ai đó nhìn trộm, bạn sẽ quay ra nhìn lại họ ngay để xem đó là ai đúng không ? Quảng cáo banner cũng học hỏi nguyên lý này.

Bạn hãy thú nhận đi, bạn có bao giờ để ý một banner có hình hot girl hay một khuôn mặt quyến rũ đang lả lơi ánh mắt với mình ? Tớ thú nhân trước nhé…Có ! hehe. Vả thông thường lí trí hay mách bảo chúng ta rằng phải đáp lại ánh mắt, khuôn mặt đó bằng những cú Click để “khám phá” vì tò mò.

#6. Yếu tố chữ (Text)

Thông thường nghĩ đến banner người ta thường nghĩ đến hình ảnh bắt mắt, đúng, nhưng không phải vì thế mà bạn quên mất dùng chữ (Text) trong banner của mình, vì suy cho cùng người ta cũng cần ĐỌC để hiểu những gì bạn muốn nói. Đừng nên đưa ra một banner chỉ toàn hình ảnh và lèo tèo vài con chữ. Khi người dùng hiểu bạn đang nói gì bên cạnh những hình ảnh bắt mắt, khả năng họ bị thuyết phục click vào quảng cáo sẽ cao hơn.

À mà nếu là banner động có chữ thì chuyển động của chữ cũng phải đủ chậm để người dùng có đủ thời gian để đọc và hiều nha. Cái vụ tốc độ chữ bay quá nhanh là sai lầm của khá nhiều Designer khi họ bị giới hạn về mặt thời gian chuyển động trên banner (thường tối đa là 15 giây với Flash và 30 giây với Video). Chữ cứ bay vèo vèo thì đọc còn chưa kịp huống gì nghĩ tới Click.

#7. Hình ảnh gây sốc

Cái vụ hình ảnh gây sốc này thì ai cũng quá quen rồi hen. Nói ra cũng bằng thừa hix. Bản chất con người là tò mò và hiếu kì, hiểu được điều này, các Designer thiết kế banner  tận dụng tối đa kĩ thuật của mình để khai thác bản năng này của người dùng Internet.  Ở Việt Nam thì “phương châm” này đang thắng thế khi mà ngay cả những báo điện tử lớn của cả nước còn sử dụng khẩu hiệu 3 chữ cho tiêu chí nội dung của mình là “ Cướp – Giết – Hiếp” để thu hút độc giả.

Chiêu thứ 7 này là chiêu “quái dị” và dễ câu click nhất, nhưng cũng dễ gây phản cảm với nội dung quảng cáo nhất. Bản thân mình không phản đối cách thức này tuy nhiên cái gì cũng phải có giới hạn và biết cân đối, đừng “treo đầu dê, bán thịt chó là ok à hehe”.

Tóm lại, để có một chiến dịch quảng cáo banner hiệu quả với CTR cao, bạn không chỉ cần một thông điệp tốt, đối tượng tập trung, đúng ngữ cảnh mà còn phải có một banner với thiết kế thực sự thu hút. Hi vọng 7 phương pháp trên sẽ giúp ích được nhiều cho các bạn trong việc xây dựng chiến lược quảng cáo banner cho sản phẩm và dịch vụ của mình.

Công ty Cổ phần Truyền thông Thương hiệu Việt Nam là đơn vị chuyên tư vấn và hỗ trợ truyền thông cho các thương hiệu doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân. Chúng tôi cung cấp các dịch vụ quảng cáo báo chí, quảng cáo xe buýt, taxi, quảng cáo thang máy,… Liên hệ ngay để được hỗ trợ:

CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG THƯƠNG HIỆU VIỆT NAM
VPGD: Tầng 15, Tòa Nhà HL Tower, Số 82 Duy Tân, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
Phone: 039.272.6666
Tel: 024.6689.7777 / 024.6689.7777
E-Mail: info@brandcom.vn
Văn Phòng HCM
Tầng 12 Tòa Nhà ACB Tower, Đường CMT8, Phường 11, Quận 3, TP HCM
Hotline: 0356.333.555
E-Mail: vphcm@brandcom.vn