Thay đổi logo được xem là “cú hích” quan trọng cho việc xây dựng lại hình ảnh của thương hiệu. Tuy nhiên, không phải lúc nào điều đó cũng tạo ra những hiệu ứng tích cực. Hãy cùng nhìn lại những quyết định thay đổi logo gây ra nhiều tranh cãi trong thời gian qua.
Zara
Mới đây, “ông lớn” trong lĩnh vực thời trang nhanh Zara đã trình làng logo mới được thiết kế bởi công ty quảng cáo Baron & Baron. Nếu logo cũ với chữ serif khá đậm, cách đều nhau thì logo mới được xếp dính chặt với nhau cùng font chữ nhiều nét uốn cong.
Logo mới gây ra nhiều tranh cãi ngay khi vừa công bố. Nhiều người ví von phiên bản mới giống như một chiếc xe lửa được trang trí vài lọn tóc vào giữa chữ Z và R. Đặc biệt, thiết kế mới có thể gây khó khăn cho thương hiệu khi in ấn cho các thiết kế nhỏ hay hiển thị trên màn hình di động bởi khi kích thước nhỏ lại, chữ Zara sẽ giống như Zaba.
Fabien Baron là bậc thầy về typography. Ông đã từng kết hợp với nhiều tạp chí như Harper’s Bazaar hay Vogue Pháp, cũng như các thương hiệu đình đám như Dior, Coach, Bottega Veneta,… vì thế, có lẽ ông ấy hiểu rõ mình cần phải làm gì với thương hiệu Zara.
The Gap
Thay đổi logo thường gây ra một số tranh cãi trong người tiêu dùng. Ví dụ có thể kể đến là thương hiệu The Gap. Năm 2010, The Gap đã phải quay lại logo cũ sau sự phản đối quyết liệt của người hâm mộ. BBC thậm chí còn gọi sự kiện này là “Thất bại thảm hại”.
Theo Advertising Age, logo mới là ý tưởng của Laird & Partners sau vụ xả súng giữa ba cửa hàng để nhượng quyền. Bill Chandler, người đại diện của The Gap thừa nhận logo mới thay đổi quá nhiều và đây là bước đi sai lầm trong chiến lược của thương hiệu. Ngày nay, Gap vẫn giữ nguyên logo ban đầu với các nét chữ serif thanh lịch.
Burberry
Năm vừa qua, Burberry đã thay đổi logo mới và họa tiết monogram. Đây được xem là bước chuyển mình của thương hiệu từ khi Riccardo Tisci lên nắm quyền. Huyền thoại thiết kế đồ họa người Anh Peter Saville đã sử dụng kiểu chữ sans-serif táo bạo kết hợp cùng ba tone màu đỏ, vàng mật ong và trắng. Đặc biệt, họa tiết monogram là sự kết hợp của hai chữ T và B lồng vào nhau theo tên của người sáng lập Thomas Burberry.
Nếu như các tạp chí thời trang đưa ra những lời khen hời hợt, thì phản ứng của người dùng với logo mới trên Twitter lại khá tiêu cực. Một số người nhận xét rằng cuộc cách tân mới này đã lấy đi phong cách, di sản và sự hấp dẫn của logo cũ.
Calvin Klein
Năm 2017, Saville đã tinh chỉnh logo Calvin Klein từ kiểu chữ thường thành kiểu chữ hoa sau 74 năm. Thiết kế mới ít gây ra tranh cãi vì “thay đổi như không thay đổi”, thậm chí trang web BrandNew còn mỉa mai: “Sao phải bận tâm?”. Cũng bởi vậy, logo mới của Calvin Klein không chinh phục được tình cảm của người hâm mộ. Nhiều người còn tỏ ra thất vọng và tiếc nuối logo cũ.
Céline
Tương tự như Calvin Klein, nhà thiết kế Hedi Slimane đã thay đổi kiểu chữ của thương hiệu Céline bằng cách xóa bỏ dấu trọng âm trên chữ E. Thương hiệu cho biết: “Logo mới được lấy cảm hứng từ phiên bản nguyên thủy, có ý nghĩa lịch sử vào những năm 1930. Dấu trên chữ “e” đã được loại bỏ để tạo cho logo tỷ lệ đơn giản và cân bằng, gợi nhớ các bộ sưu tập của Celine những năm 1960, khi dấu trọng âm không được sử dụng thường xuyên. Đồng thời, khoảng cách giữa các chữ cái đã được điều chỉnh để chúng xích gần nhau hơn.”
Có thể nói, thay đổi logo là một quyết định khá liều lĩnh, nếu không muốn nói là nguy hiểm bởi rất khó tránh khỏi những tranh cãi của người hâm mộ. Đừng cố gắng làm mới thương hiệu chỉ bằng việc thay đổi logo qua loa. Việc xây dựng thương hiệu, lòng trung thành của khách hàng đòi hỏi nhiều thời gian, công sức và cả tiền bạc.
Advertising Vietnam
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG THƯƠNG HIỆU VIỆT NAM
VPGD: Tầng 15, Tòa Nhà HL Tower, Số 82 Duy Tân, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
Phone: 039.272.6666
Tel: 024.6689.7777 / 024.6689.7777
E-Mail: info@brandcom.vn
Văn Phòng HCM
Tầng 12 Tòa Nhà ACB Tower, Đường CMT8, Phường 11, Quận 3, TP HCM
Hotline: 0356.333.555
E-Mail: vphcm@brandcom.vn