Social Media không chỉ bao gồm các nền tảng mạng xã hội, mà nó còn bao gồm nhiều nhóm khác nhau như blog, diễn đàn, kênh chia sẻ video, hình ảnh… Với sự bùng nổ về lượng người dùng tham gia các nền tảng này, nó đã trở thành công cụ đắc lực trong hoạt động Marketing của doanh nghiệp.

Với hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Digital Marketing, Ahmed Samy đã trải qua nhiều chiến dịch thành công cũng như thất bại. Trong bài viết này, Samy sẽ chia sẻ 10 lý do chính dẫn đến thất bại của các chiến dịch Social Media mà nhiều marketer gặp phải.

1. Bỏ qua tầm quan trọng của việc nghiên cứu thị trường

Một trong những lý do dẫn đến thất bại của chiến dịch là so sự vội vàng chuẩn bị và thực hiện chiến dịch mà không phân tích sâu về thị trường, về tính cách người mua, hành vi của khách hàng và đối thủ cạnh tranh.

2. Không có mục tiêu rõ ràng

Xác định rõ mục tiêu luôn là bước quan trọng nhất trước khi thực hiện bất kỳ chiến dịch nào. Tuy nhiên không phải mục tiêu nào cũng đem lại hiệu quả, mục tiêu phải rõ ràng, cụ thể và nên được xây dựng theo tiêu chí SMART.

3. Xác định sai KPI

Vấn đề này thường được xuất hiện khi không có mục tiêu rõ ràng. Vì vậy, khi đã xác định được mình muốn làm gì, hãy lựa chọn mức KPI phù hợp.

Ví dụ, mục tiêu về số lần hiển thị là không phú hợp nếu mục tiêu của chiến dịch là số lượt cài đặt ứng dụng hay lưu lượng truy cập trang web.

4. Chọn sai kênh

Một số nhà quản lý marketing thường lựa chọn kênh quảng cáo dựa trên cảm tính.

Chẳng hạn, bạn cảm thấy sử dụng kênh Instagram sẽ hiệu quả hơn trong khi kênh này không phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu muốn hướng tới.

5. Tập trung quá nhiều vào Buzz Marketing

Nhiều chiến dịch đã tạo được tiếng vang trong khi chúng không để lại nhiều ấn tượng về thương hiệu đối với khách hàng mục tiêu. Khách hàng có thể thích quảng cáo và thiết kế, nhưng lại không thể nhớ được tên thương hiệu, lời kêu gọi hành động hay thông điệp mà chiến dịch muốn truyền tải.

Một chiến dịch Social Media không nên chỉ tập trung vào mục tiêu tương tác. Người dùng thường ưa thích các hoạt động tương tác với meme, bạn có thể nhận được nhiều lượt thích và chia sẻ nhưng nó sẽ là một thất bại hoàn toàn. Vì đơn giản cái người dùng đang thảo luận và quan tâm không phải là sản phẩm hay thương hiệu của bạn.

6. Không có tiếng nói thương hiệu nhất quán

Thách thức này xuất hiện khi doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi từ kênh này sang kênh khác, nó cũng có thể xảy ra khi thay đổi người quản lý kênh mới.

Thương hiệu không chỉ là một cái logo. Nó là kết quả của một nỗ lực tiếp thị lâu dài giúp truyền đạt câu chuyện và định vị vị trí của bạn trong tâm trí khách hàng. Trong quá trình thực hiện các chiến dịch Social Media, cách bạn giao tiếp với khách hàng cũng chính là giúp bạn truyền đạt tiếng nói thương hiệu đến với họ.

7. Quan tâm số lượng hơn chất lượng

Hãy tưởng tượng bạn đang chạy quảng cáo cho sản phẩm A, bạn nhận được hàng triệu lượt tương tác và nhấp chuột,bạn tiếp tục chạy thê quảng cáo cho sản phẩm B,C khác. Nhưng hầu hết khách hàng bạn tiếp cận được đều là những người không có ý định mua sản phẩm của bạn. Điều này sẽ chẳng đem lại quá nhiều ý nghĩa nếu nó không giúp đạt được mục tiêu đã đặt ra.

Một chiến dịch có CPC 10 USD nhắm mục tiêu chính xác có thể thành công và tiết kiệm chi phí hơn nhiều so với một chiến dịch có CPC 0.1 USD nhưng nhắm mục tiêu rộng.

8. Nội dung không hữu ích, sáng tạo

Nhiều Agency thuyết phục khách hàng của mình rằng, chiến dịch chỉ nhằm mục đích thu hút sự chú ý của khách hàng, những người tiếp cận hàng trăm bài đăng mỗi ngày. Điều này không hoàn toàn sai.

Thu hút được sự chú ý chắc chắn là điều bắt buộc để có một chiến dịch Social Media thành công, nhưng nó không phải là yếu tố duy nhất. Thông điệp rõ ràng và lời kêu gọi hành động cũng là những yếu tố quan trọng khác.

9. Quản lý cộng đồng chưa tốt

Phản hồi chậm có thể ảnh hưởng đến hiệu suất của chiến dịch. Theo báo cáo của Conversocial có đến 37% người tiêu dùng sử dụng mạng xã hội để đặt câu hỏi về thương hiệu và mong đợi được nhận phản hồi trong vòng 30 phút.

Một trong những phương pháp quản lý cộng đồng không tốt là việc lạm dụng việc trả lời tự động mà không có bất kỳ sự tùy chỉnh nào để phản hồi cho khách hàng.

Người dùng luôn muốn nhận được sự quan tâm bằng cách có các câu trả lời được cá nhân hóa và điều này giúp mối quan hệ giữa khách hàng – thương hiệu trở nên tốt hơn.

10. Tần suất bài đăng không phù hợp

Không xác định rõ tần suất đăng bài có thể dẫn tới sự lãng phí ngân sách. Đăng quá nhiều hay đăng quá ít đều sẽ ảnh hưởng không tốt đến kết quả của một chiến dịch truyền thông.

Hãy coi nội dung như một mũi tên và quảng cáo chính là sức mạnh tạo đà cho mũi tên đó. Một mũi tên nội dung tốt được bắn đi với tối đa sức mạnh của quảng cáo sẽ tốt hơn nhiều so với việc bạn bắn nhiều mũi tên cùng một lúc.

Việc tạo ra một nội dung được người dùng chia sẻ sẽ tốt hơn nhiều việc chỉ mình bạn tạo nội dung. Khi đó, hướng mũi tên nội dung sẽ ảnh hưởng đến bạn khi nó được lan truyền. Vì vậy, cần làm việc thông minh thay vì chăm chỉ.