Truyền thông (PR) – Nghề giữ hồn cho thương hiệu. Truyền thông là một ngành phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam và hầu hết quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu truyền thông là gì? Công việc của người làm trong lĩnh vực này ra sao? 
Truyền thông là gì?
Truyền thông được định nghĩa là các phương pháp và hoạt động giao tiếp do một cá nhân, tổ chức hoặc chính phủ sử dụng để nâng cao sự hiểu biết và xây dựng mối quan hệ tích cực với các đối tượng bên ngoài. Truyền thông hoàn toàn khác so với các hoạt động quảng cáo đơn thuần.

Truyền thông là ngành làm nhiệm vụ cải thiện cái nhìn của xã hội về một cá nhân, công ty bằng cách phát thông tin để lôi kéo sự chú ý của họ. Người làm việc trong lĩnh vực này phải có khả năng thuyết phục, tạo ra được hình ảnh riêng và thiện ý từ phía khách hàng cho sản phẩm.
Truyền thông làm gì?

Về mặt tổng quát thì một người làm trong nghành truyền thông phải làm các công việc sau:

Viết, biên tập các văn bản, tài liệu như: thông cáo báo chí, bản tin nội bộ, brochure, diễn văn…
Lên kế hoạch và tổ chức sự kiện.
Phối hợp, tư vấn cho các phòng ban trong công việc nhằm tạo dựng và phát triển các mối quan hệ với các nhóm đối tượng theo mức độ ưu tiên của từng công ty như: nhân viên công ty, đối tác, khách hàng, truyền thông, các cấp chính quyền, chính phủ…
Thu thập thông tin, nghiên cứu, phân tích và đưa ra ý kiến tư vấn cho công ty về các vấn đề liên quan tới hình ảnh.
Dự báo, ngăn ngừa và khắc phục khủng hoảng xảy đến với công ty.
Một nhân viên truyền thông thường chỉ chuyên về một mảng trong số các công việc trên, tuy nhiên họ cũng cần có hiểu biết và nắm vững các công việc còn lại.

Ví dụ: Truyền thông (PR) – Nghề giữ hồn cho thương hiệu
Tại sao truyền thông lại được gọi là nghề giữ hồn cho thương hiệu?

Trong hầu hết các sự kiện có tính chất quan trọng nổi bật tại công ty, không thể thiếu sự hiện hiện của các nhân viên truyền thông. Người làm truyền thông có khi chỉ như một thành viên trong dàn nhạc nhưng cũng có lúc sẽ đóng vai trò của người nhạc trưởng tài năng. Tuy nhiên, dù ở vị trí nào học cũng luôn nắm vai trò đặc biệt, đó là tạo cho công ty một hình ảnh đẹp, lành mạnh cùng những cam kết làm ăn với đối tác lâu dài.

Trong xúc tiến thương mại, nhân viên truyền thông đóng vai trò giúp công ty truyền tải các thông điệp đến khách hàng và những nhóm công chúng quan trọng của họ. Bằng truyền thông, các thông điệp được truyền đi sẽ tiếp cận với khách hàng hơn, giúp thông điệp của công ty dễ dàng đi vào tiềm thức của họ.

Tại các doanh nghiệp, phạm vi hoạt động của nhân viên truyền thông rất rộng, tuy nhiên chủ yếu tập trung ở các mảng: tổ chức các sự kiện đặc biệt, khắc phục khủng hoảng, quan hệ với giới truyền thông, các cơ quan hữu trách… Bên cạnh đó, người làm truyền thông cũng làm những việc như trích lục thông tin, tài trợ, từ thiện, đối nội…
Để giúp công ty quảng bá sản phẩm tới công chúng, thu hút sự quan tâm của báo giới cùng những người liên quan, người làm truyền thông sẽ tổ chức các sự kiện đặc biệt như họp báo, giới thiệu sản phẩm mới, hội nghị khách hàng, các cuộc thi…

Bên cạnh đó, việc quan hệ tích cực với báo giới và cơ quan chính quyền của nhân viên truyền thông sẽ giúp công ty kịp thời ngăn ngừa hoặc giải quyết các rắc rối hoặc khủng hoảng tiềm ẩn có thể xảy ra. Ví dụ, thông tin khiếu nại chất lượng hay một bài báo thiếu thiện chí về sản phẩm nào đó có thể sẽ không xuất hiện trên mặt báo, nếu nhân viên truyền thông sớm nhận được thông tin này và tiến hành đàm phán với các bên. Với nhiệm vụ trích lục thông tin, nhân viên truyền thông sẽ theo dõi báo chí thường xuyên và kịp thời phản ánh những thông tin bất lợi về phía công ty để nhanh chóng đưa ra những quyết sách hợp lý.

Đừng nghĩ rằng người làm truyền thông là nhàn rỗi, họ thường xuyên phải bận rộn với đủ thứ công việc như: lập kế hoạch quảng bá hình ảnh công ty, triển khai hành động, xem xét các hoạt động có thể dẫn tới nguy cơ, tìm cách giải quyết những khủng hoảng ảnh hưởng tới công ty về thương hiệu và hình ảnh. Trong quá trình làm việc, người làm truyền thông luôn nhận thức rõ rằng “Xây dựng và cải thiện các mối quan hệ là một phần quan trọng trong công việc của mình”.

Nguồn: Sưu tầm

CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG THƯƠNG HIỆU VIỆT NAM
VPGD: Tầng 15, Tòa Nhà HL Tower, Số 82 Duy Tân, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
Phone: 039.272.6666
Tel: 024.6689.7777 / 024.6689.7777
E-Mail: info@brandcom.vn
Văn Phòng HCM
Tầng 12 Tòa Nhà ACB Tower, Đường CMT8, Phường 11, Quận 3, TP HCM
Hotline: 0356.333.555
E-Mail: vphcm@brandcom.vn