Hệ thống xe bus tại TP Hồ Chí Minh hoạt động dày đặc, vừa kết nối giao thông chặt chẽ cho thành phố, vừa giúp cho người tiêu dùng tiếp cận nội dung quảng cáo vào nhiều thời điểm khác nhau trong ngày. Quảng cáo trên xe bus tại Thành phố Hồ Chí Minh được áp dụng ở cả bên trong và bên ngoài xe, tạo ra dấu ấn mạnh mẽ về thương hiệu với hàng triệu khách hàng.

1. Hình thức quảng cáo trên xe bus

1.1 Quảng cáo trên thân xe bus

Là hình thức được ưa chuộng nhất với kích thước lớn 2,8 x 1,5m, được đặt trên thân xe, dễ dàng thu hút sự chú ý. Quảng cáo trên xe bus là hình thức quảng cáo phổ biến ở hầu hết các nước trên thế giới và đang phát triển rất nhanh tại Việt Nam.

1.2 Quảng cáo banner bên trong xe bus

Là vị trí đặt quảng cáo đối diện trực tiếp với chỗ ngồi của người sử dụng xe bus.
Tuy kích cỡ nhỏ hơn quảng cáo trên thân xe nhưng quảng cáo banner cung cấp đầy đủ thông tin sản phẩm, thương hiệu tới hành khách trong xe.

1.3 Quảng cáo trên tay cầm xe bus

Là mộ hình thức khá độc đáo được triển khai bên trong xe bus, quảng cáo trên tay cầm tận dụng phần tay cầm bằng nhựa được lắp đặt dọc xe, hướng tới đối tượng khách hàng tiềm năng là những hành khách đang ngồi trên xe.

1.4 Quảng cáo tại nhà chờ xe bus

Là các mẩu quảng cáo được gắn trong khung, có mặt mica và thiết kế mái nhà bảo vệ nên quảng cáo có tính bền lâu. Ngoài ra, hai bên thành nhà chờ có gắn hệ thống đèn phát sáng giúp quảng cáo nổi bật vào buổi tối.

Các hình thức quảng cáo tại trạm chờ xe bus:

• Quảng cáo trên vách tựa: sở hữu kích thước lớn khoảng 4.33m(W) x 1.80(H), là hình thức quảng cáo phổ biến tại các nhà chờ.

• Quảng cáo trên nóc nhà chờ: phù hợp với các logo thương hiệu, vì vị trí này khá nhỏ, có độ bền cao nhưng không mang khả năng tương tác với công chúng vì ở vị trí cao, khó thu hút sự chú ý.

• Quảng cáo hai bên thành nhà chờ: thường bị bỏ trống vì vị trí này khá nhỏ, không đạt yêu cầu quảng cáo của doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên với doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể xem xét loại hình quảng cáo này vì tiết kiệm chi phí và cũng có khả năng quảng bá.

2. Đặc trưng giao thông tại Thành phố Hồ Chí Minh

2.1 Mật độ dân cư tại Thành phố Hồ Chí Minh

Mật độ dân cư của Thành phố Hồ Chí Minh là 4.292 người/ km2 như vậy cứ 1 người sẽ có hơn 2.5m2 đất (tăng gần 26% so với năm 2009) và cũng là thành phố có mật độ dân cư coa nhất nước ta (Hà Nội có mật độ 2.398 người/ km2). Nhân khẩu bình quân mỗi hộ là 3,51 người/ hộ.

Chưa đến 2 thập kỷ, dân số Thành phố Hồ Chí Minh đã tăng gấp đôi, từ 4 triệu người năm 1990, lên 8 triệu người năm 2016.
Tốc độ gia tăng dân số nhanh, cứ bình quân mỗi năm Thành phố Hồ Chí Minh gia tăng khoảng 200.000 người, trung bình 5 năm khoảng 1 triệu người. Tỉ lệ tăng dân số bình quân 2009 – 2019 là 2,28%/ năm.

Thành phố Hồ Chí Minh là một trong hai thành phố lớn nhất ở Việt Nam, đồng thời cũng là một trong những trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa và giáo dục quan trọng nhất của Việt Nam.

2.2 Tình trạng giao thông tại Thành phố Hồ Chí Minh

– Cơ sở hạ tầng giao thông:

• 3.800 tuyến đường, tổng chiều dài khoảng 3.670 km.
• Diện tích bến – bãi đỗ xe: khoảng 0,1% diện tích nội đô, chưa đạt 10% so với yêu cầu.
• Hiện nay, đường bộ gần như là phương thức duy nhất để giải quyết nhu cầu giao thông vận tải đô thị.

– Tình hình đi lại:

• Tốc độ đi lại của xe hai bánh vào giờ cao điểm chiều khoảng 10 km/h.
• Tốc độ hành trình của các loại xe ô tô trên các trục giao thông chính vào giờ cao điểm chiều khoảng 8 km/h.
• Ùn tắc gia tăng ngày càng trầm trọng.

– Hệ thống giao thông:

• Mật độ đường thấp.
• Thiếu các đường vành đai.
• Chưa có đường cao tốc.
• Cảng biển còn nằm trong nội đô.
• Thiếu liên kết giữa các loại hình giao thông.
• Chưa có giao thông VTCC khối lượng lớn.

– Phát triển đô thị:

• Sự nở rộng đô thị diễn ra nhanh, không kiểm soát được.
• Hệ thống hạ tầng kỹ thuật của Thành phố bị quá tải.
• Dân số tăng quá nhanh.
• Hệ thống hạ tầng văn hóa xã hội tập trung quá cao ở khu vực trung tâm.

– Mạng lưới giao thông:

• Cảng biển đa số tập trung ở trung tâm thành phố, tạo áp lực lớn lên hệ thống đường bộ xuyên tâm.
• Hệ thống giao thông đường bộ thiếu và đơn giản.
• Tổ chức hệ thống xe bus chưa đáp ứng được yêu cầu.
• Tốc độ phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật của thành phố không theo kịp tốc độ phát triển của xe cơ giới.

– Phát triển dân số:

Tỉ lệ tăng cơ học quá lớn do “Luật cư trú” mới được ban hành với điều kiện thuận lợi để người dân có cơ hội định cư cao.
• Cơ sở hạ tầng văn hóa – xã hội (trường học, trạm y tế…) cho các khu dân cư ở xa trung tâm thành phố chưa được đầu tư xây dựng đầy đủ, nên người dân vẫn có xu hường thích sống tập trung về khu vực trung tâm.

2.3 Quảng cáo trên xe bus tại Thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh hiện tại có khoảng 200 xe buýt hoạt động trong nội thành và từ nội thành đi các tỉnh lân cận. Theo thống kê mới nhất, 60% trong số này đã có quảng cáo của đông đảo các doanh nghiệp đang hoạt động trên toàn lãnh thổ Việt Nam. 

Xe bus tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện đang thực hiện rất tốt nhiệm vụ của mình trong việc chuyên chở hành khách, giảm tải tình trạng ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường cho thành phố.  Hoạt động từ 14 – 16 tiếng/ ngày, tần suất 5 – 10 phút/ chuyến khiến cho tần suất quảng cáo xuất hiện trên xe bus là một con số khủng.

Vì vậy, xe bus đã nhận được khá nhiều “ưu ái” của chính quyền, ngoài việc tăng số lượng các tuyến xe bus tại Thành phố Hồ Chí Minh còn sắp có tuyến đường riêng dành cho xe bus.

Chính những điều đó khiến quảng cáo trên xe bus tại Hồ Chí Minh có nhiều ưu điểm để các nhãn hàng khó bỏ qua trong các chiến dịch lớn để quảng bá, thúc đẩy doanh số.

3. Ưu điểm khi quảng cáo trên xe bus tại Hồ Chí Minh

• Hình thức quảng cáo ấn tượng, thu hút sự quan tâm, chú ý của người dân.
• Các hình ảnh quảng cáo dán trên xe được di chuyển liên tục, chủ động thu hút khách hàng.
• Quảng cáo hiển thị liên tục, tiếp cận với đa dạng đối tượng khách hàng.
• Khoanh vùng được phạm vi quảng cáo nhờ lộ trình có sẵn của các tuyến xe bus.
• Có thể quảng cáo được với diện tích lớn, thiết kế ấn tượng sẽ giúp người xem đặc biệt ghi nhớ, tăng độ nhận diện thương hiệu.

4. Các tuyến xe bus tại Thành phố Hồ Chí Minh

Tuyến 01: Bến Thành – Bến xe Chợ Lớn
Tuyến 02: Bến xe bus Sài Gòn – Bến xe Miền Tây
Tuyến 03: Bến xe bus Sài Gòn – Bến xe bus Thạnh Lộc
Tuyến 04: Bến xe bus Sài Gòn – Cộng Hòa- Bến xe An Sương
Tuyến 05: Bến xe Chợ Lớn – Biên Hòa
Tuyến 06: Bến xe Chợ Lớn – Đại học Nông Lâm
Tuyến 07: Bến xe Chợ Lớn – Gò Vấp
Tuyến 08: Bến xe Quận 8 – Đại học Quốc gia
Tuyến 09: Bến xe Chợ Lớn – Bình Chánh – Hưng Long
Tuyến 10: Đại học Quốc gia – Bến xe Miền Tây
Truyến 100: Bến xe Củ Chi – Cầu Tân Thái
Tuyến 101: Bến xe Chợ Lớn – Chợ Tân Nhựt
Tuyến 102: Bến xe Sài Gòn – Nguyễn Văn Linh – Bến xe Miền Tây
Tuyến 103: Bến xe Chợ Lớn – Bến xe Ngã 4 Ga
Tuyến 104: Bến xe An Sương – Đại học Nông Lâm

5. Các bước quảng cáo trên xe bus tại Thành phố Hồ Chí Minh

Bước 1: Tư vấn, xây dựng kế hoạch để có quảng cáo hiệu quả nhất.
Bước 2: Thiết kế và in test maquette quảng cáo.
Bước 3: Thi công nhanh chóng, đúng tiến độ đề ra.
Bước 4: Báo cáo nghiệm thu chi tiết bằng hình ảnh về từng xe quảng cáo.
Bước 5: Bảo hành toàn bộ decal quảng cáo dán trên xe cho đến khi chiến dịch kết thúc.

6. Xem thêm về quảng cáo trên xe bus:

Quảng cáo trên xe bus và các hình thức quảng cáo trên xe bus hiệu quả

Quảng cáo trên xe bus tại Hà Nội
Quảng cáo trên xe bus tại Quảng Ninh Quảng cáo trên xe bus tại Đà Nẵng
Quảng cáo trên xe bus tại Hải Phòng  Quảng cáo trên xe bus tại Thanh Hóa

7. Báo giá quảng cáo trên xe bus tại Hồ Chí Minh

Tư vấn, hỗ trợ, báo giá quảng cáo trên xe bus tại Hồ Chí Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG THƯƠNG HIỆU VIỆT NAM

? VPGD: Tầng 15, Tòa Nhà HL Tower, Số 82 Duy Tân, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
? Phone: 039.272.6666
☎️ Tel: 024.6689.7777
?E-Mail: info@brandcom.vn

?Văn Phòng HCM: Tầng 12 Tòa Nhà ACB Tower, Đường CMT8, Phường 11, Quận 3, TP HCM
☎️Hotline: 0356.333.555
?E-Mail: vphcm@brandcom.vn