30 ý tưởng tạo ra câu chuyện báo chí quan tâm. Muốn báo đăng tin về bạn? Bạn đang tìm cơ hội PR để nâng cao hình ảnh bản thân hay doanh nghiệp thông qua việc đăng tin bài trên báo mà không phải là dạng bài trả phí?
Một câu chuyện có tính tin tức cao là một cách hữu ích để có thể bao phủ lên các trang báo và các phương tiện truyền thông khác nhau. Nhưng tạo ra những câu chuyện đó như thế nào để các nhà báo cảm thấy thú vị hay có hứng thú?

Mang tới cho các phóng viên những gì họ muốn

Làm thế nào để một vài cá nhân hay doanh nghiệp có thể được quan tâm? Doanh nghiệp với ngân sách lớn, với các kế hoạch PR hoành tráng có thể làm được nhưng xuất hiện rầm rộ trên báo chí truyền thông vẫn là chuyện “ngoài tầm với” với những doanh nghiệp nhỏ. Điều quan trọng là bạn, một chuyên gia PR, cần phải biết nhà báo họ đang tìm kiếm điều gì, từ đó phục vụ được mục đích của họ cũng như của chính bạn.

Lên kế hoạch cho những câu chuyện

Bạn có thể có nhiều câu chuyện nhưng bạn không nhận ra n ó. Và chắc chạn bạn cũng có thể tạo ra những tin tức mới được quan tâm. Bạn cần phải nắm được câu chuyện, các chất liệu mà mình có và đi cùng nó tới cùng. Cũng luôn phải thường trực một suy nghĩ “Mình phải làm gì để tạo ra các câu chuyện thú vị”.

Nhưng cần làm rõ, việc “tạo ra” không có nghĩ là nó sẽ được xuất hiện trên kênh truyền thông. Nó chỉ đơn giản là hiểu được những gì các phóng viên muốn từ bạn và đóng gói những thông tin bạn đang có một cách phù hợp rồi gửi đi.

Vậy bạn cần bắt đầu từ đâu?

Trước tiên, bạn cần thực sự hiểu các nhà báo họ muốn gì. Thứ hai, hãy lên một danh sách những câu chuyện hoặc tin tức hay ho mà bạn có hoặc bạn biết nó sắp xảy ra. Thứ ba, hãy nghĩ tới những điều bạn có thể làm để tạo ra những câu chuyện đó.

Hãy tham khảo danh sách dưới đây, 30 ý tưởng cho việc tìm kiếm và tạo ra những câu chuyện hay tin tức của riêng bạn. Bất kỳ những ý tưởng mà tôi liệt kế dưới đây cũng đều có thể cung cấp một “cần câu” hoặc một lý do cho những câu chuyện mới mà bạn có thể sử dụng cho việc promote các sản phẩm/dịch vụ/thương hiệu hay thu hút sự quan tâm của báo chí.

1. lần đầu tiên làm một thứ gì đó

2. ra mắt một dịch vụ mới

3. mở một cơ sở mới

4. những hứa hẹn mới

5. các chương trình khuyến mại

6. sự thay đổi cơ sở/địa điểm

7. có tên trong danh sách của một giải thưởng quan trọng

8. chiến thắng một cuộc thi

9. tài trợ một giải thưởng

10. tài trợ cho các sự kiện hoặc cho các cá nhân

11. nỗ lực gây quỹ từ thiện của các nhân viên

12. đạt được một thoả thuận với đối tác quan trọng

13. thắng một hợp đồng hay dự án kinh doanh mới

14. tham gia vào một vị trí mới, trách nhiệm mới

15. phát động một sáng kiến

16. phối hợp cùng các doanh nghiệp hay tổ chức khác

17. làm việc với chính quyền hay cộng đồng địa phương

18. tung ra một thông tin hướng dẫn hay sách hướng dẫn

19. tung ra một chương trình giải thưởng

20. hỗ trợ một tổ chức từ thiện

21. thành tựu chính – thông báo sự tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp

22. một sự kiện mà bạn tổ chức – hội thảo thông tin, hội thảo chuyên đề, open days, workshops…

23. cơ hội phát biểu tại một chương trình

24. công bố các kết quả nghiên cứu

25. dấu mốc – đạt 1000 khách hàng, thành tích đặc biệt với khách hàng, sự kiện đặc biệt…

26. ngày kỷ niệm – 1,5,10 năm trong kinh doanh…

27. những câu chuyện nguy hiểm – cảnh báo về các nguy hiểm, những hành động thân trọng…

28. ý tưởng theo mùa – sự kiện hay những điều gì đó xảy ra hàng năm

29. câu chuyện phía sau những tin tức hay xu hướng hiện tại – chia sẻ những gì đang được quan tâm như sự kiện thể thao, bầu cử tổng thống…

30. nhận được sự ưu ái/sử dụng sản phẩm/dịch vụ từ người nổi tiếng

Và bổ sung thêm một ý tưởng nữa: hãy làm điều gì đó vượt trội, chắc chắn sẽ có nhiều người muốn nhắc tới bạn hay nói về bạn.

Tiếp theo là gì?

Hãy đưa tất cả những ý tưởng bạn có vào một lịch trình. Điều quan trọng nữa là bạn phải biết phóng viên nào quan tâm tới nhóm tin mà bạn sẽ gửi. Đối với mỗi câu chuyện, bạn cần phải “may đo” sao cho nó phù hợp với mỗi tờ báo hoặc mảng phụ trách mà phóng viên đang nắm giữ. Bạn cũng cần phải có cách viết sao cho nhà báo muốn tìm hiểu thông tin nhiều hơn hoặc đặt câu hỏi nhiều hơn với bạn.

Hãy nhớ, đừng chỉ dựa dẫm vào nhà báo. Khi có tin tức mới, bạn phải tận dụng tối đa các kênh quảng bá và truyền thông: email, website, mạng xã hội, slideshare v.v. Mỗi kênh, bạn cần có cách trình bày hay truyền tải phù hợp. Đừng chỉ gửi có một file TCBC kèm đường dẫn là xong. Họ cần những thông tin được trình bày với các cách khác nhau.

Tóm lại: câu chuyện của bạn cần phải có giá trị và liên quan tới những độc giả của các phóng viên. Tìm kiếm một lý do cho một câu chuyện thực ra không quá khó khăn, vì chắc chắn ai cũng có nhiều câu chuyện mang tính tin tức. Vấn đề là bạn phải đi được đúng trọng tâm và đóng gói nó đúng cách, gửi tới đúng người, vào đúng thời điểm.

Liên hệ

CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG THƯƠNG HIỆU VIỆT NAM
VPGD: Tầng 15, Tòa Nhà HL Tower, Số 82 Duy Tân, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
Phone: 039.272.6666
Tel: 024.6689.7777 / 024.6689.7777
E-Mail: info@brandcom.vn
Văn Phòng HCM
Tầng 12 Tòa Nhà ACB Tower, Đường CMT8, Phường 11, Quận 3, TP HCM
Hotline: 0356.333.555
E-Mail: vphcm@brandcom.vn